Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta Địa lí 12 trang 88

17 lượt xem

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa dẫn đến sự phân hóa về mùa vụ đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên điều này cũng làm tăng thêm tính chất bấp bênh vốn có của nông nghiệp. Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Nền nông nghiệp nhiệt đới.

a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới

  • Khí hậu nhiệt đới ẩm và có sự phân hoá rõ rệt theo:
    • Theo chiều Bắc – Nam
    • Theo mùa
    • Theo đai cao
  • Hình thành cơ cấu mùa vụ theo mùa khí hậu, sự đa dạng trong cơ cấu sản phẩm của từng vùng, miền, của khu vực miền núi và đồng bằng
  • Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm tăng thêm tính chất bấp bênh vốn có của nông nghiệp. Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.

b. Nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới

  • Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
  • Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.
  • Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.
  • Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả…) là một phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới.

2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới.

  • Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.
  • Đặc điểm chính của nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.

3. Kinh tế nông thôn nước ta đang có sự chuyển dịch rõ nét

a. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn:

  • Kinh tế nông thôn đa dạng nhưng chủ yếu vẫn dựa vào nông lâm- ngư nghiệp.
  • Các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, đóng vai trò quan trọng ở vùng kinh tế nông thôn.

b. Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế.

Cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay gồm :

  • Các doanh nghiệp nông – lâm nghiệp và thủy sản.
  • Các hợp tác xã nông – lâm nghiệp và thủy sản.
  • Kinh tế hộ gia đình.
  • Kinh tế trang trại.

c. Cơ cấu kinh tê nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa.

  • Sản xuất hàng hoá nông nghiệp
    • Đẩy mạnh chuyên môn hoá.
    • Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá.
    • Kết hợp công nghiệp chế biến hướng mạnh ra xuất khẩu.
  • Đa dạng hoá kinh tế nông thôn:
    • Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động…
    • Đáp ứng tốt hơn những điều kiện thị trường
  • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn còn được thể hiện bằng các sản phẩm nông-lâm-ngư và các sản phẩm khác...

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Câu 1: Hãy lấy các ví dụ để chứng minh sự phân hoá mùa vụ là do sự phân hoá khí hậu của nước ta?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Việc sử dụng đất trong điều kiện nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý những điều gì.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì. Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Cho bảng số liệu:

Hãy phân tích bảng số liệu để thấy rõ đặc điểm cơ cấu trang trại của cả nước và hai vùng kể trên. Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số loại trang trại tiêu biểu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm địa lí 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta


Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội