Bài 41: Địa lí tỉnh (thành phố)
10 lượt xem
Việc học tập địa lí tỉnh (thành phố) sẽ giúp cho các em có được những kiến thức cơ bản, khái quát về thiên nhiên, con người và các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra ở địa phương mình. Bài học hôm nay, KhoaHoc sẽ hướng dẫn mẫu cho các bạn tìm hiểu thành phố Hồ Chí Minh, mời các bạn cùng theo dõi ngay sau đây.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
1. Vị trí và lãnh thổ
- Diện tích: 2095,239 km2 (năm 2008)
- Nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Bộ
- Tọa độ địa lí:
- 10°10’ – 10°38’ vĩ độ Bắc (Củ Chi)
- 106°22’ – 106°54’ kinh độ Đông (Cần Giờ)
- Tiếp giáp:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Ý nghĩa:
- Nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, tư Tây sang Đông, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.
- Đầu mối giao thông nối các tỉnh với các vùng, là cửa ngõ quốc tế.
- Là trung tâm văn hóa kinh tế, du lịch lớn của cả nước.
2. Sự phân chia hành chính
- Gồm có 19 quận và 5 huyện
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình
- Thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây
- Vùng cao nằm ở phía Bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc.
- Vùng trũng nằm ở Nam và Tây Nam thành phố
2. Khí hậu
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
- Có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt.
- Mùa mwua bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
3. Thủy văn
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Sông Sài Gòn là con sông lớn nhất chảy qua thành phố
- Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất lượng nước không tốt lắm.
4. Thổ nhưỡng
- Đất đai chia thành 4 nhóm chính:
- Nhóm đất phèn,
- Nhóm đất phù sa,
- Nhóm đất xám
- Nhóm đất mặn.
- Về cơ cấu sử dụng đất, trong tổng số 209,5 nghìn ha đất tự nhiên của thành phố thì diện tích đất đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất với 95.288 ha (chiếm 45,48%). Phần lớn đất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm (68.712 ha), trong đó chủ yếu là đất trồng lúa và màu lương thực (55.072 ha).
5. Tài nguyên sinh vật
- Có ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu: rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa, rừng úng phèn và rừng ngập mặn.
6. Khoáng sản
- Thành phố Hồ Chí Minh nghèo khoáng sản. Trên địa bàn thành phố chủ yếu có vật liệu xây dựng (như sét gạch ngói, cát, sỏi,…).
Xem thêm bài viết khác
- Bài 40. Thực hành đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí
- Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?
- Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
- Tây Nguyên có những loại cây công nghiệp lâu năm nào quan trọng? Khu vực này có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì giúp các loại cây này phát triển?
- Dựa vào hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?
- Quan sát hình 38.1, hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta.
- Những quốc lộ nôi các thành phố này với Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Dựa vào hình 6.1 hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào?
- Dựa vào bảng 25.2, hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.
- Dựa vào bảng 8.1, hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì?
- Bài 27: Thực hành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
- Căn cứ vào bảng 25.1, hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bô dân tộc, dân cư và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi phía tây.