Bài 22: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, số lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.
Sau đây, mời các bạn cùng đến với bài thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, số lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người. Vậy qua bài học này liệu các bạn sẽ biết thêm được điều gì? Chúng ta cùng bắt đầu bài học ngay sau đây.
1. Dựa vào bảng 22.1 (trang 80 SGK 9), vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.
TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Năm | 1995 | 1998 | 2000 | 2002 |
Dân số | 100 | 103,5 | 105,6 | 108,2 |
Sản lượng lương thực | 100 | 117,7 | 128,6 | 131,1 |
Bình quân lương thực theo đầu người. | 100 | 113.8 | 121,8 | 121,2 |
Trả lời:
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét:
- Dân số tăng chậm từ 1995 – 2002 (tăng 8,2%)
- Từ năm 1995 đến 2002, sản lượng lương thực tăng nhanh (tăng 31,1%)
- Từ năm 1995 – 2002 bình quân lương thực theo đầu người tăng cao (21,2%).
2. Dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài học 20, 21, hãy cho biết:
a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.
b) Vai trò cùa vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng.
c) Ảnh hưởng cửa việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.
Trả lời:
a. Điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng.
- Thuận lợi:
- Đất phù sa màu mỡ do sông Hồng bồi đắp.
- Nguồn nước tưới dồi dào
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có một mùa đông lạnh tạo điều kiện thâm canh tăng vụ.
- Trình độ cơ giới hóa khá cao.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (như hệ thống thủy lợi, các cơ sở chế biến) khá hoàn thiện….
- Khó khăn:
- Diện tích đất canh tác có xu hướng bị thu hẹp do sự mở rộng đất thổ cư và đất chuyên dùng.
- Thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều thiên tai…
b. Vai trò cùa vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng.
Vụ Đông có nhiều cây trồng có thể cung cấp lương thực, thực phẩm như khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua… Nhất là cây ngô, cây trồng có năng suất cao, ổn định, diện tích đang mở rộng và ngô cũng chính là nguồn lương thực, nguồn thức ăn cho gia súc quan trọng.
c. Ảnh hưởng cửa việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.
- Tỉ lệ gia tăng dân số ở đồng bằng sông Hồng trong các năm gần đây giảm mạnh đã dẫn đến:
- Bình quân lương thực trên đầu người của đồng bằng tăng từ 331 kg/người năm 1995 lên 477kg/người năm 2005).
- Đồng bằng sông Hồng đã có thể xuất khẩu một phần lương thực.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta?
- Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
- Căn cứ vào bảng 17.1, hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Căn cứ vào bảng 25.1, hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
- Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?
- Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
- Dựa vào hảng số liệu: Diện tích đất nống nghiệp, dân sô' của cả nước và Đồng hằng sông Hồng, năm 2002.
- Dựa vào bảng 26.2, hãy nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.
- Dựa vào hình 14.1 hãy cho biết từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?
- Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước.
- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.