Bài 43: Địa lí tỉnh (thành phố) (Tiếp 2)
12 lượt xem
Khi tìm hiểu về một tỉnh hoặc thành phố, ngoài tìm hiểu về vị trí địa lí, về con người thì chúng ta không thể không nhắc đến sự phát triển kinh tế của tỉnh (thành phố) đó. Vậy với thành phố Hồ Chí Minh thì sao, chúng ta sẽ tìm hiểu ngay ở bài học dưới đây.
A. Kiến thức trọng tâm
IV. Kinh tế
2. Các ngành kinh tế
a. Công nghiệp
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp đa ngành có quy mô lớn nhất nước ta.
- Công nghiệp của thành phố phát triển với tốc độ khá nhanh
- Trên địa bàn thành phố, năm 2002, có 31,1 nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến.
- Số lao động tham gia hoạt động công nghiệp khá đông đảo và thường xuyên tăng lên năm 2002 có tới hơn 78,3 vạn người.
- Về cơ cấu thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò rất quan trọng.
b. Nông nghiệp
- Nông, lâm, ngư nghiệp là ngành kinh tế chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 1,7% năm 2002)
- Trồng trọt: Trong nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay ưu thế vẫn thuộc về ngành trồng trọt. Tuy nhiên, diện tích gieo trồng hàng năm vẫn liên tục giảm. Cây tồng chủ yếu là lúa và rau màu.
- Chăn nuôi: So với trồng trọt, ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sản xuất nông nghiệp. Chủ yếu là chăn nuôi gia súc và gia cầm.
- Ngư nghiệp: năm 2002, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của thành phố là 5,9 nghìn ha, trong đó bao goầm 3,1 nghìn ha cho thủy sản nước ngọt và 2,84 nghìn ha cho thủy sản nước lợ, nước mặn. Số hộ chuyên nuôi trồng là 6,9 nghìn và số hộ hoạt động đánh bắt là 1,6 nghìn. Cả thành phố có hơn 1 nghìn tàu thuyền đánh bắt có động cơ và 288 ghe thuyền không động cơ.
c. Dịch vụ
- Ngành giao thông vận tải
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của cả nước. Ở đây có đầy đủ các loại hình giao thông, từ đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển cho đến đường hàng không.
- Tình hình vận tải của Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung phát triển khá nhanh trong những năm gần đây.
- Phương hướng phát triển: Xây dựng mạng lưới cầu đường bộ, ưu tiên chương trình đại lộ Đông – Tây và đường hầm Thủ Thiêm, xây dựng tuyến đường sắt trên cao từ Hoà Hưng đi Biên Hoà, tiếp tục nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất thành một trung tâm hàng không của khu vực, chú trọng giải quyết vấn đề giao thông đô thị…
- Bưu chính viễn thông:
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm bưu chính viễn thông hàng đầu của cả nước. Doanh thu đạt 3,85 nghìn tỉ đồng năm 2002.
- Thương mại:
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại lớn nhất nước ta. Trong những năm qua, ngành thương mại của thành phố đã phát triển mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của thành phố tăng khá nhanh đạt 71,49 nghìn tỉ đồng năm 2002.
- Hoạt động xuất khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh tương đối nhộn nhịp,kim ngạch xuất khẩu đạt 6,4 tỉ USD năm 2002.
- Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước về việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
V. Bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Tình trạng: Môi trường đang bị ô nhiễm nặng do hoạt động sản xuất của các nhà máy và chất thải sinh hoạt từ người dân.
- Biện pháp:
- Các nhà máy hạn chế xả rác ra các sông ngòi kênh rạch
- Cần xử lí nước thải trước khi xả ra sông hồ.
- Người dân cần có ý thức bảo vệ môi trường, trồng cây xanh…
VI. Phương hướng phát triển kinh tế
- Trong tương lai thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao … vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á, đường Đông Tây … sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ…
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu?
- Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta?
- Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo)
- Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?
- Trình bày quy mô và cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp chính ở vùng Đông Nam Bộ? Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn
- Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?
- Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Quan sát hình 20.1, hãy kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng.
- Dựa vào hình 29.1, hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước.
- Bài 28: Vùng Tây Nguyên
- Bài 22: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, số lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.
- Hãy nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta mà em biết?