Bài học từ chuyện ếch ngồi đáy giếng có ý nghĩa như thế nào đối với em? Viết lại ý kiến em vào vở

1 lượt xem

c. Bài học từ chuyện ếch ngồi đáy giếng có ý nghĩa như thế nào đối với em? Viết lại ý kiến em vào vở

Bài làm:

Từ câu chuyện ngụ ngôn về chú ếch sống nơi đáy giếng, em chợt nhận ra bài học vô cùng ý nghĩa mà câu chuyện muốn gửi đến chúng ta đó là không nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh nào, từ bỏ thói kiêu căng, xem thường nếu không sẽ bị trừng trị đích đáng. Ếch sống lâu dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó chỉ thấy bầu trời bé xíu bằng cái miệng giếng. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi. Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc… Mỗi khi ếch cất tiếng kêu "Ồm ộp" vang động khiến các loài vật khác đều hoảng sợ. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Cũng chính sự hống hách, ta đây nên khi ra đến thế giới bên ngoài miệng giếng, ếch ta càng hống hách hơn, nó nghĩ mình là bá chủ như những ngày ở giếng sâu nhỏ bé của nó. Và rồi chuyện gì đến cũng đên, cái giá nó phải trả quá đắt, đó chính là cái chết, bị một con bò dẫm chết. Thế nên ý nghĩa của câu chuyện rút ra cho chúng ta chính là dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan! kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến minh thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội