Lập dàn ý chi tiết cho bài kể miệng về bản thân và gia đình (theo mẫu):
2. Lập dàn ý chi tiết cho bài kể miệng về bản thân và gia đình (theo mẫu):
Bài làm:
Dàn bài mẫu về bản thân:
1. Mở bài:
- Lời chào: Xin chào tất cả các bạn!
- Lý do tự giới thiệu: Vào lớp 6 nên mọi người còn xa lạ, nên giới thiệu để mọi người hiểu nhau hơn.
2. Thân bài:
- Họ tên: Nguyễn Mai Linh
- Tuổi: 11 tuổi
- Địa chỉ: Ngõ 165, đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Vài nét về gia đình: gồm 4 người. Bố là kĩ sư, mẹ là bác sĩ và em gái học lớp 3 và mình.
- Công việc hằng ngày: Đi học, về nhà giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà và học bài đầy đủ vào mỗi tối....
- Sở thích: xem phim hoạt hình, đọc truyện và chơi thể thao
- ước mơ: trở thành hướng dẫn viên du lịch
- Câu nói thích nhất: Nếu không tiến lên phía trước thì bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ.
3. Kết bài: Cảm ơn mọi người đã lắng nghe
Dàn bài mẫu về gia đình:
1. Mở bài:
- Lời chào: Xin chào các bạn. Mình xin được tự giới thiệu mình là Nguyễn Đức Long, học sinh lớp 6a1, trường THCS Giảng Võ.
2. Thân bài:
- Giới thiệu chung về gia đình: Gia đình mình gồm 4 thành viên, bố mẹ, mình và em gái mình. Gia đình mình sống trong một căn hộ nhỏ ở chung cư ở quận Ba Đình, Hà Nội.
- Kể về bố: Bố mình là Nguyễn Đức Minh, một kĩ sư tin học, thường xuyên phải đi công tác xa. Công việc của bố là chế tạo ra những phần mềm hữu ích cho cuộc sống
- Kể về mẹ: Mẹ mình là Đặng Tuyết Mai là cô giáo, hàng ngày ngoài giờ lên lớp mẹ còn phải chăm lo mọi việc cho gia đình.
- Kể về em gái: Em tên là Nguyễn Trâm Anh, em ấy năm nay 1 tuổi, đang tập nói và rất đáng yêu.
- Tình cảm của mình với gia đình: Gia đình luôn là nơi mình cảm thấy ấm áp và tràn ngập tình yêu thương, chăm sóc của mọi người dành cho nhau. Dù đi đâu xa, mình vẫn luôn nhớ về mái ấm có cha mẹ và cô em gái nhỏ. Đó cũng là động lực để mình phấn đấu học tập ngày càng tốt hơn.
3. Kết bài: Cảm ơn mọi người đã lắng nghe
Xem thêm bài viết khác
- Xác định số từ và lượng từ trong từng đoạn trích sau đây
- Nêu ý nghĩa của truyện Thạch Sanh theo gợi ý sau:
- Dựa vào bảng vừa hoàn thành ở mục a, đánh dấu X vào ô phù hợp để cho biết việc giải nghĩa các từ dưới đây được tiến hành theo cách nào( theo mẫu):
- Điền các từ sau vào chỗ trống để nhận diện khái niệm ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
- Nhờ người thân kể lại một sự việc về một sự việc về bản thân em khi còn nhỏ. Thử xem những sự việc ấy có thể kết nối thành một câu chuyện được không? Nếu được nội dung của từng phần sẽ như thế nào?
- Soạn văn 6 VNEN bài 16: Luyện tập tổng hợp
- Có người cho rằng, truyền thuyết Thánh gióng có liên quan đến sự thật lịch sử. Hãy dựa vào truyền thuyết thời kì Hùng Vương và cho biết ý kiến của em
- Lập dàn ý cho các đề văn sau:
- Sau đây là một số từ mượn tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng pháp,...(gọi chung là từ mượn tiếng Ấn-Âu):tivi, ra-đi-ô,in-tơ-net,xích, líp, ga, mít tinh, xà phòng, ten-nít, xô-viết....
- Bình luận với bạn về cách sử dụng những chỉ từ được in đậm trong những câu sau:
- Từ câu chuyện Em bé thông minh, em rút ra được những bài học gì?
- Xem lại truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ( hoạt động tìm tòi mở rộng, bài 11) và cho biết: Trong truyện, những chi tiết nào dựa vào sự thật, những chi tiết nào được tưởng tượng ra