Soạn văn 6 VNEN bài 14: Động từ và cụm động từ
Soạn văn bài: Động từ và cụm động từ - Sách VNEN ngữ văn lớp 6 trang 85. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A, Hoạt động khởi động
Điền động từ còn thiếu để hoàn thiện những câu tục ngữ và thành ngữ sau:
- ……….hiền…….lành
- ……….gió………bão
- ……….nhân nào…….quả ấy.
- Có đức mặc sức mà…….
- ……….cầu….…..ván
- …………cây nào… cây nấy
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Đọc kĩ bảng kiến thức cơ bản về động từ, cụm động từ sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Xác đinh các động từ trong những câu sau:
(1) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
(2) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo (…) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
(3) Biển vừa treo lên có người qua đường xem, cười bảo:
- Nhà này xưa nay quen bắt cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”
b.Thảo luận: Động từ khác danh từ như thế nào? (Về những kết hợp từ đứng trước và đứng sau, về chức năng của chúng trong câu)
c. Hãy sắp xếp cá động từ đã xác định ở câu a vào bảng phân loại sau:
Động từ tình thái | Động từ chỉ hành động, trạng thái |
d. Những từ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho các từ nào? Thử lược cá từ in đậm đó rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng.
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
e. Chép các cụm động từ ở câu d vào mô hình sau và cho biết những phụ từ/phụ ngữ ở phần trước, phần sau ấy bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trung tâm.
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau |
C. Hoạt động luyện tập
1. Rút kinh nghiệm bài làm văn kể chuyện đời thường.
2. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) kể chuyện đời thường (trên cơ sở bài làm văn ở Hoạt động 4, bài 12) trong đó có sử dụng động từ và cụm động từ. Gạch chân các động từ và cụm động từu được sử dụng trong đoạn văn.
3. Nêu ý nghĩa của các phụ từ được in đậm trong đoặn văn dưới đây và hãy cho biết việc dùng các từ này trước động từ miêu tả hành động của người cha và quan viên đã nói lên điều gì về trí thông minh của em bé.
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào, thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan [...] Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài đây rồi, chả phải tìm đâu mất công.
(Em bé thông minh)
D. Hoạt động vận dụng
1. Tìm 10-15 động từ, cụm động từ thường gặp trong giao tiếp.
2. Hãy so sánh một số động từ tiếng Việt và động từ tiếng anh( hoặc một ngôn ngữ khác).
3. Hãy kể lại cho các bạn trong nhóm/lớp cùng nghe một câu chuyện đời thường mà em thấy có nhiều ý nghĩa.
Xem thêm bài viết khác
- Trong thực tiễn sử dụng tiếng việt của người Việt hiện nay, một số trường hợp sau thường bị nhầm lẫn. Hãy sử dụng từ điển tiếng việt....
- Điền vào chỗ trống để hoàn thiện kiến thức về tính từ
- Tìm hiểu qua sách báo hoặc trên mạng in-ter-net các thông tin về Hội Gióng và trao đổi với người thân bằng việc trả lời các câu hỏi sau:
- Thường đứng trước danh từ chỉ người, danh từ chỉ đồ vật
- Cho các từ ngữ sau: thuần Việt, tiếng Hán, dấu gạch nối, tiếng Ấn-Âu. Hãy điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để hiểu đúng cách viết từ mượn trong tiếng Việt:
- Tìm 10-15 động từ, cụm động từ thường gặp trong giao tiếp.
- Đọc câu và đoạn trích dưới đây, chú ý các từ in đậm
- Đọc thầm đoạn văn bản từ đầu đến “... mọi phép thần thông”, tìm những chi tiết kì lạ và chi tiết hiện thực giới thiệu về sự ra đời của Thạch Sanh....
- Sử dụng từ điện để tra cứu nghĩa của các từ : Tổ quốc, nhân dân, dân tộc, tổ tiên.
- Viết một đoạn văn( khoảng 10 câu) giới thiệu về ngôi trường mà em đang theo học. Trong đoạn văn đó có sử dụng danh từ riêng
- Nhiệm vụ: Vận dụng một trong hai cách giải nghĩa từ vừa học để giải thích ý nghĩa các từ dưới đây, sau đó sắp xếp theo thứ tự ABC:
- Theo em làm cách nào để tạo nên sự hấp dẫn cho văn bản tự sự?