Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? Địa lí 8
Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? được Khoahoc.com.vn sưu tầm và đăng tải. Bài học này chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm của biển có những thuận lợi, khó khăn gì đối với đời sống nhân dân ta. Để tìm hiểu rõ hơn các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây nhé
- Tây bắc Đông Nam là hướng chính của
- Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?
Đặc điểm của biển Việt Nam
Câu 5: Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?
Bài làm:
- Thuận lợi:
- Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển.
- Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch.
- Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu.
- Biển còn tạo điều kiện cho phát triển nghề muối.
- Khó khăn:
- Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.
- Thuỷ triều phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông.
- Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.
- Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở Duyên hải miền Trung.
1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
a. Diện tích, giới hạn.
- Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.
- Diện tích: 3.477.000 km2, rộng và tương đối kín.
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông.
- Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.
- Chế độ gió:
+ Tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió hướng đông bắc.
+ Tháng 5 đến tháng 9:gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.
+ Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s
- Chế độ nhiệt:
+ Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền.
+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa:
+ 1100 – 1300mm/ năm.
+ Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.
- Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.
- Chế độ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).
- Độ mặn trung bình: 30 – 33%o
2. Một số tài nguyên vùng biển nước ta
- Khoáng sản:
+ Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu). Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu-Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.
+ Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.
+ Vật liệu xây dựng: cát, sỏi...là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Muối: phát triển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh).
- Hải sản:
+ Trữ lượng thủy sản lớn với 4 ngư trường trọng điểm; cung cấp nguồn lợi cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sở cho ngành khai thác hải sản. Các bãi triều đầm phá ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
+ Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
+ Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.
- Vùng biển nước ta rộng lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, là cơ sở cho phát triển giao thông vận tải biển.
- Dọc bờ biển có nhiều bãi biển đẹp, các đảo ven bờ...là cơ sở để phát triển ngành du lịch.
3. Thiên tai
- Bão: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bãi xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.
- Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.
- Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.
Vùng biển Việt Nam rất rộng lớn, đem lại nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Mỗi người trong chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và bảo vệ chủ quyền vùng biển.
Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? được Khoahoc.com.vn chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc kiến thức cũng như bổ sung kiến thức môn Địa lý 8. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé
- Lượt xem: 79