Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam? Địa lí 8

Nội dung
  • 8 Đánh giá

Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam? được Khoahoc.com.vn sưu tầm và đăng tải. Tài liệu này giúp các em trả lời câu hỏi còn giúp các em bổ sung kiến thức về địa hình Việt Nam, cấu trúc địa hình nước ta, địa hình đồi núi có ảnh hưởng như nào đến khí hậu, sinh vật..các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây nhé

Câu hỏi: Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?

A. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ của nước ta và là dạng địa hình phổ biến nhất.

B. Đồi núi chứa nhiều tài nguyên, ảnh hưởng nhiều đến kinh tế -xã hội

C. Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển đông

D. cả 3 phương án trên.

Lời giải:

Đáp án đúng là D. cả 3 phương án trên.

Giải thích:

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình việt nam bởi vì: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ của nước ta và là dạng địa hình phổ biến nhất. Địa hình đồi núi là nền tảng để hình thành các cảnh quan tự nhiên. Đồi núi chứa nhiều tài nguyên như Khoáng sản, tài nguyên Rừng, đất trồng, thủy năng,… ảnh hưởng nhiều đến kinh tế -xã hội. Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển đông nên ảnh hưởng đến khí hậu của nước ta.

Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?

Kiến thức mở rộng:

Việt Nam, một quốc gia nằm ở cực Đông Nam của bán đảo Đông Dương. Đất nước hình chữ S có chiều dài khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất có bề rộng là 50 km. Đường bờ biển dài 3260 km, không kể các đảo lớn nhỏ. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố sở hữu 12 hải lý lãnh hải, 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý các vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa.

1. Đặc điểm địa hình Việt nam:

+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ

+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% trên toàn diện tích lãnh thổ, còn địa hình trắc trở và đồi núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

+ Dãy núi cao nhất nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan – xi – pang cao 3143m.

2. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:

– Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt.

– Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

– Địa hình gồm 2 hướng chính:

+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam: dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.

+ Hướng vòng cung: các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.

3. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, sinh vật và thổ nhưỡng nước ta?

a/ Khí hậu:

– Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng. Chẳng hạn như, dãy Bạch Mã là ranh giới giữa khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam-ngăn gió mùa Đông Bắc từ Đà Nẵng vào; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa khí hậu giữa Tây Bắc và Đông Bắc; dãy Trường Sơn tạo nên gió Tây khô nóng ở Bắc Trung Bộ.

– Độ cao của địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo đai cao. Tại các vùng núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới.

b/ Sinh vật và thổ nhưỡng:

– Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên các khối núi cao hình thành đai rừng cận nhiệt đới trên núi và đất feralit có mùn. Lên cao trên 2.400 m, là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn alit núi cao.

– Thảm thực vật và thổ nhưỡng cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền: Bắc-Nam, Đông-Tây, đồng bằng lên miền núi.

4. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình việt nam

Bởi vì:

+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ của nước ta và là dạng địa hình phổ biến nhất.

+ Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan ,tự nhiên : Địa hình đồi núi là nền tảng để hình thành các cảnh quan tự nhiên. Địa hình có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển hoặc kém phát triển của cảnh quan tự nhiên.

+ Đồi núi chứa nhiều tài nguyên, ảnh hưởng nhiều đến kinh tế -xã hội:

Khoáng sản, Rừng, đất trồng, Thủy năng (Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn), Du lịch .

+ Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển đông: Đồi núi Việt Nam chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển.

+ Đồi núi ảnh hưởng đến khí hậu: Địa hình đồi núi đã góp phần tạo nên sự phân hoá khí hậu làm cho khí hậu nước ta đa dạng hơn:

Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam? được Khoahoc.com.vn chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này các em sẽ nắm chắc kiến thức về cấu trúc địa hình Việt Nam từ đó áp dụng vào giải bài tập Địa lý 8. Chúc các em học tốt

Chủ đề liên quan