Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào Địa lí 8
Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào được Khoahoc.com.vn sưu tầm và đăng tải. Tài liệu này giúp các em trả lời câu hỏi cũng như tìm hiểu thêm về điều kiện tự nhiên, xã hội của 2 vùng đồng bằng. Để tìm hiểu thêm các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây nhé.
- Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi việt nam
- Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng
Tự nhiên xã hội của 2 vùng đồng bằng
Câu hỏi: Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào?
Lời giải:
– Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15000 km2, có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700km, chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa.
– Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích khoảng 40000km2, cao trung bình 2m – 3m so với mực nước biển. Trên đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá.
* Khác nhau
Tiêu chí | Đồng bằng sông Hồng | Đồng bằng sông Cửu Long |
Điều kiện hình thành | - Được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình - Có lịch sử hình thành lâu đời | - Được bồi đắp bởi hệ thống sông Tiền và sông Hậu - Mới được khai thác. |
Đặc diểm địa hình | Toàn vùng có diện tích trên 20.973 km², tỷ lệ khoảng 7% tổng diện tích cả nước. - Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng. | Toàn vùng có tổng diện tích (40.547,2 km²) Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước. + Địa hình thấp và khá bằng phẳng. Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha. |
Khí hậu | - Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa. | bị chia rõ 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 ->10, mùa khô từ tháng 12 -> 4 năm sau. ĐBSCL là nơi thường xuyên hứng chịu những thiên tai, bão lũ từ thiên nhiên nên đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thường gặp nhiều khó khăn. |
Nguồn nước | Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. | ĐBSCL là một bộ phận của sông Mê Công, cung cấp nguồn nước vô cùng dồi dào, khi vào mùa mưa thì nước sẽ dâng cao, vào màu khô nước sẽ có hiện tượng nhiễm mặn. |
Tài nguyên đất đai: | - Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước. | – Đất đai: Vô cùng phong phú, với đất mặn , đất phèn có độc tố khá cao, tính chất cơ lý yếu và dễ nứt nẻ và đất phù sa có nhiều ở ven và giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu. Diện tích đất tự nhiên chiếm 12,2% trên tổng diện tích đất cả nước, và chủ yếu là rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn. |
Tài nguyên khoáng sản | - Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng, đá vôi . Tài nguyên than nâu. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt. | Nổi tiếng là đá vôi, cát sỏi, than bùn…. |
Dân số | dân cư tập trung đông đúc, mật đọ dân số cao chiếm khoảng 22% tổng dân số cả nước, bình quân khoảng 1.060 người trên 1 km vuông. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước. | dân cư tập trung thưa thớt hơn, mật độ dân số thấp có gần 18% dân số cả nước |
Cơ sở hạ tầng | cơ sở vật chất hoàn thiện và dồng bộ nhất cả nước, hệ thống giao thông phát triển mạnh mẽ | hệ thống vật chất kĩ thuật đang ngày càn hoàn thiện và phát triển, giao thông ké phát triển, chủ yếu hệ thống cầu vì mạng lưới sông ngòi dày đặc, chằng chịt. |
* Giống nhau:
1. Về tự nhiên của 2 vùng đồng bằng
- Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều là 2 vùng đồng bằng lớn nhất của nước ta, nằm ở hạ lưu các sông lớn, được phù sa màu mỡ bồi đắp.
- Địa hình khá bằng phẳng.
- Hai đồng bằng đều có nguồn nước phong phú( nguồn nước mặt và nước ngầm) thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
- Hai đồng bằng có nguồn tài nguyên dồi dào: khoáng sản chủ yếu là than ( than nâu, than bùn), tài nguyên biển, đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho việc phát triển du lịch, đánh bắt thủy hải sản...
2. Về xã hội của 2 vùng đồng bằng
- Đây là những vùng có dân số khá đông đúc, được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước.
- Đây cũng là 2 vựa lúa lớn nhất của cả nước ( nêu số liệu về sản lượng, năng suất của cả 2 đồng bằng)
Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long như thế nào được Khoahoc.com.vn chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này các em sẽ hiểu thêm vệ xã hội của 2 vùng đồng bằng cũng như để các em mở rộng thêm vốn kiến thức về 2 vùng đồng bằng. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé.