Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là gì? Nêu các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.
BÀI TẬP
1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là gì? Nêu các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.
2. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thể nào đến sức khoẻ con người? Em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ bầu không khí ở trường học hoặc nơi ở của em.
3. Em hãy giải thích vì sao lượng oxygen trong không khí hầu như không đổi mặc dù hàng ngày con người dùng rất nhiều oxygen cho nhu cầu hô hấp và sản xuất trong công nghiệp.
4. Thiết kế một áp phích ở dạng tranh cổ động để tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường không khí nơi ở của mình.
Bài làm:
1. Một số nguồn gây ô nhiễm không khí: cháy rừng, núi lửa, khí thải nhà máy, khí thải động cơ xe cộ tham gia giao thông, rác thải,...
Biện pháp:
- Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư; thay thế máy móc, dây chuyển công nghệ sản xuất bằng công nghệ hiện đại, Ít gây ô nhiễm hơn.
- Xây dựng các hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường,
- Sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ, ... để giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon dioxide khi đốt cháy.
- Che đậy cẩn thẩn khi vận chuyển vật liệu xây dựng
- Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
- Trồng thêm nhiều cây xanh.
- Lắp đặt các trạm theo dõi tự động môi trường không khí, kiểm soát khí thải ô nhiễm
2. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người:
- Sulfur Dioxide tác động đến sức khoẻ con người làm gia tăng hô hấp, khó thở, ở một lượng lớn sẽ dẫn đến tử vong.
- Nitơ dioxit gây ra bệnh phổi, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi.
- Carbon Monoxit làm giảm oxy trong máu, tổn thương thần kinh. Ngộ độc do hít phải nhiều khí CO có thể dẫn đến nhức đầu, buồn nôn, thậm chí hôn mê gây tử vong.
- Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs): được sản sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, thuốc lá ảnh hưởng nặng tới hệ thần kinh, gây bệnh phổi, hen suyễn và là một trong những nguyên nhân gây ung thư.
- Bụi mịn xâm nhập vào phổi và tim gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim và đột quỵ.
- Chlorofluoro Carbons gây bệnh ung thư da, các bệnh về mắt ở người và phá huỷ cây trồng.
- Amoniac có khả năng ăn mòn và độc hại, có thể gây hại cho người.
Một số biện pháp bảo vệ không khí ở trường học hoặc nơi ở:
- Đảm bảo vệ sinh thường xuyên, thông thoáng khí trong phòng:
- Mở cửa thông gió trong vòng 5 — 10 phút vài lần trong ngày, đặc biệt là trong và sau khi nấu ăn; nên sử dụng các thiết bị hút mùi, thu khói hỗ trợ.
- Không hút thuốc trong nhà.
- Hạn chế khi sử dụng hoá chất như: chất tẩy rửa, chất làm mát không khí
- Không sưởi đốt bằng than củi, than đá, ... cũng như chạy máy phát điện trong phòng kín.
3. Bởi vì các loài thực vật thực hiện quang hợp đã cho ra O2 như một sản phẩm thải. Nhờ đó mà oxy luôn được cung cấp.
4. Học sinh tự thực hiện
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 13.2 và 13.3, em hãy cho biết việc khai thác các nguyên liệu khoáng sản tự phát có đảm bảo an toàn không? Giải thích
- Điền thông tin theo mẫu bảng sau Vật liệu nào dưới đây được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững
- Em có nhận xét gì về số lượng các chất có trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tinh. Các chất đó ở thể nào?
- Ngoài tác dụng gây ra sự thay đổi đột ngột và thay đổi hướng chuyển động của vật, lực còn có thể gây ra tác dụng nào khác ở vật chịu tác dụng lực?
- Thế giới sinh vật được chia vào các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 26: Thực hành quan sát vi khuẩn. Tìm hiểu các bước làm sữa chua
- Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì? Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời...
- Quan sát hình 20.3a và cho biết lá cây được cấu tạo từ những loại mô nào?
- Hãy kể tên các hành tinh, vệ tinh xuất hiện trong hình 45.1
- Từ hiểu biết của mình, em hãy cho biết không khí có vai trò gì trong cuộc sống
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 4: Đo chiều dài
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 27: Nguyên sinh vật