[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài 3: Kí ( hồi kí và du kí)

473 lượt xem

Hướng dẫn học bài 3: Kí trang 50 sgk ngữ văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

A. Yêu cầu cần đạt

  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ngôi kể thứ nhất, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép,... ), nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc người viết,...) của văn bản hồi kí hoặc du kí.
  • Nhận biết và vận dụng được từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn trong đọc, viết, nói và nghe.
  • Viết và kể về một kỉ niệm của bản thân.
  • Trân trọng tình mẫu tử và những kỉ niệm thời thơ ấu; yêu thiên nhiên, thích khám phá....

B. KIẾN THỨC NGỮ VĂN

1. Kí

Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực. Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua. Du kí là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.

Tính chất xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện qua một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như thời gian (ngày, tháng, năm,...); địa điểm diễn ra sự việc; sự có mặt của người khác như người thân trong gia đình, bạn bè cùng tham gia vào một sự việc. Người kể trong kí thường kể theo ngồi thứ nhất.

2. Người kể ngôi thứ nhất và người kể ngôi thứ ba

- Người kể ngôi thứ nhất trong truyện hoặc kí thường xưng “tôi”, trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua; trực tiếp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình,... Ví dụ:

" Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi. Không phải đoạn tang thầy tỏi mà vì tôi mới mua được cái mũ trắng và quấn băng đen.”

(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng).

Người kể ngôi thứ ba là người ngoài cuộc, không tham gia câu chuyện, nhưng biết hết mọi việc, vì vậy có thể kể lại một cách tự do, linh hoạt toàn bộ những gì đã diễn ra. Ví dụ:" Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước" ( Sự tích Hồ Gươm)

3. Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn

- Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.Ví dụ: từ ăn có hơn 1o nghĩa ( ăn cơm, ăn tết, tàu ăn than,...)

- Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa nhau. Ví dụ: ngọt như đường, đường tới trường

- Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật hiện tượng đặc điểm mà tiếng việt chưa có thích hợp để biểu thị. Ví dụ: mit tinh, ti vi. áp phích, khăn mùi soa,...

[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Trong lòng mẹ
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Thực hành tiếng việt
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Thời thơ ấu của Hon-da
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Kể về một kỉ niệm của bản thân
[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Tự đánh giá


Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội