Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11: Kiểm tra một tiết - học kì 1 (P1)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kiểm tra một tiết - học kì I tham khảo . Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 11. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
Câu 1: Liên bang Nga là một thành viên đóng vai trò chính trong sự phát triển của Liên Xô trước đây không được thể hiện ở
- A. Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
- B. Nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới.
- C. chiếm tỉ trọng phần lớn trong cơ cấu giá trị kinh tế Liên Xô..
- D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của khu vực Trung Á?
- A. Nằm ở ngã 3 châu lục.
- B. Từng có “Con đường tơ lụa’’ đi qua.
- C. Dân cư phần lớn theo đạo Hồi.
- D. Cảnh quan chính là thảo nguyên và hoang mạc.
Câu 3: Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, so với toàn Liên Xô, tỉ trọng các ngành công nghiệp của Liên bang Nga chiếm trên 80% là
- A. than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.
- B. dầu mỏ, khí tự nhiên, điện.
- C. khí tự nhiên, điện, thép.
- D. Dầu mỏ, khí tự nhiên, gỗ-giấy và xenlulô.
Câu 4: Nhận định đúng nhất về thành tựu sau năm 2000 của nền kinh tế Liên bang Nga là
- A. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài.
- B. kinh tế Liên bang Nga đã vượt qua khủng , đang trong thế ổn định và đi lên.
- C. Liên bang Nga nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).
- D. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn.
Câu 5: Cho bảng số liệu về tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga qua các năm (%)
Nhận xét không đúng về tình hình tăng trưởng GDP của Liên bang Nga thời kỳ 1990-2005 là
- A. giai đoạn 1990-1998 liên tục tăng trưởng âm.
- B. giai đoạn 1999-2005 liên tục tăng trưởng ở mức cao.
- C. GDP tụt giảm mạnh nhất vào năm 1998.
- D. GDP tăng trưởng cao nhất vào năm 2000.
Câu 6: Năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP của nước Nga đạt
- A. 8%
- B. 9%
- C. 10%
- D. 11%
Câu 7: Trong thời kỳ 1990-1998 chỉ có một năm duy nhất nền kinh tế nước Nga đạt giá trị tăng trưởng dương và tăng 0,9% là
- A. năm 1995.
- B. năm 1996.
- C. năm 1997.
- D. năm 1998.
Câu 8: Ngành công nghiệp được coi là ngành kinh tế mũi mhọn của Liên bang Nga, hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn là
- A. công nghiệp khai thác dầu khí.
- B. công nghiệp khai thác than.
- C. công nghiệp điện lực.
- D. công nghiệp luyện kim.
Câu 9: Trong thời kỳ 1995-2005, ngành công nghiệp của nước Nga không tăng liên tục và còn biến động là
- A. dầu mỏ.
- B. than.
- C. điện.
- D. giấy.
Câu 10: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành được coi là thế mạnh của Liên bang Nga là
- A. công nghiệp luyện kim.
- B. công nghiệp chế tạo máy.
- C. công nghiệp quân sự.
- D. công nghiệp chế biến thực phẩm.
Câu 11: Số dân sống dưới mức nghèo khổ của Mĩ Latinh còn khá đông là do
- A . cải cách ruộng đất không triệt để
- B . người dân không cần cù
- C . điều kiện tự nhiên khó khăn
- D . đô thị hoá quá mức
Câu 12: Nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất châu Phi (năm 2000)
- A . Cônggô
- B . Gana
- C . Nam Phi
- D . Angiêri
Câu 13: Đặc điểm dân cư, xã hội nào dưới đây không phải là của Mĩ Latinh ?
- A . Số dân sống dưới mức nghèo khổ khá đông
- B . Hiện tượng đô thị hoá nhanh nhờ công nghiệp hoá
- C . Tỉ lệ dân thành thị cao
- D . 1.3 dân số thành thị sống trong điều kiện khó khăn
Câu 14: Hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Liên bang Nga là
- A. cây ăn quả và rau .
- B. sản phẩm cây công nghiệp.
- C. sản phẩm chăn nuôi.
- D. lương thực.
Câu 15: Ý nào sau đây không phải là hậu quả của bùng nổ dân số?
- A. Tạo ra nguồn lao động dồi dào.
- B. Giá nhân công rẻ.
- C. Thiếu việc làm, chất lượng cuộc sống thấp.
- D. Thiếu nguồn lao động.
Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu làm diện tích đất ven các hoang mạc, bán hoang mạc của châu Phi hiện nay ngày bị hoang hóa là do
- A. vị trí địa lí .
- B. khai thác rừng quá mức.
- C. thiếu nước trong sản xuất .
- D. khai thác khoáng sản.
Câu 17: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát ở khu vực Mĩ La Tinh là do
- A. dân số tăng nhanh.
- B. kinh tế phát triển mạnh.
- C. cải cách ruộng đất không triệt để.
- D. chính sách chuyển cư.
Câu 18. Điểm khác nhau về mặt kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là
- A. có khí hậu khô nóng.
- B. có khả năng phát triển kinh tế biển.
- C. chịu ảnh hưởng của Hồi giáo.
- D. có nguồn dầu mỏ phong phú.
Câu 19: Điểm giống nhau về mặt xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là
- A. có thế mạnh về nông, lâm, thủy sản.
- B. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hồi.
- C. có nền kinh tế phát triển mạnh.
- D. có trữ lượng dầu mỏ lớn.
Câu 20: Biểu hiện rõ nét nhất cho thấy kinh tế Mĩ Latinh đang từng bước được cải thiện là
- A . xuất khẩu tăng nhanh
- B . khoáng sản được khai thác nhiều
- C . cả hai đều đúng
- D . cả hai đều sai
Câu 21: Nguyên nhân sâu xa của tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á, và Trung Á là :
- A. có nhiều tổ chức tôn giáo cực đoan
- B . dầu mỏ và vị trí địa lí
- C . do các cường quốc cạnh tranh
- D . do thiếu hụt nguồn năng lượng
Câu 22: Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các nước châu Phi chậm phát triển về mặt kinh tế là do
- A. điều kiện tự nhiên không thuận lợi
- B. dân số tăng nhanh, chất lượng nguồn nhân lực kém
- C. hậu quả nặng nề do sự thống trị của chủ nghĩa thực dân
- D. sự chèn ép kinh tế của các nước phát triển
Câu 23: Nước nào không thuộc khu vực Trung Á ?
- A ..Mông Cổ.
- B . Yêmen.
- C. Udơ bê kixtan
- D. Tát gi ki Xtan.
Câu 24: Trong nhóm nước đang phát triển, nhóm nước nào nợ nước ngoài nhiều nhất
- A. Các nước đang phát triển ở Châu Á
- B. Các nước đang phát triển ở Châu Phi
- C. Các nước đang phát triển ở châu Mĩ La Tinh
- D.Khu vực Tây Nam Á và Trung Á
Câu 25: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nông nghiệp châu Phi kém phát triển là do:
- A. Lao động hoạt động trong nông nghiệp thiếu
- B. Tình hình chính trị thiếu ổn định
- C . Điều kiện tự nhiên không thuận lợi
- D. Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp không thích hợp
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á ( hiệp hội các nước Đông Nam Á) P1
- Trắc nghiệm địa lý 11: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11: Kiểm tra học kì 1 (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11: Kiểm tra một tiết - học kì 1 (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tự nhiên, dân cư và xã hội) P2
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 8: Liên Bang Nga (Kinh tế) P1
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 9: Nhật Bản (Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế) P1
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) P1
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 5: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 11 bài 12: Ô – Xtrây –li – a (khái quát về Ô- Xtrây- li -a)