Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (P2)

  • 1 Đánh giá

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 11. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 19: Hai nước có diện tích lãnh thổ lớn nhất và nhỏ nhất của khu vực Tây Nam Á lần lượt là

  • A. I-ran Síp.
  • B. Áp-ga-ni-xtan, Cô-oét.
  • C. A-rạp Xê-Út, Ba-ranh.
  • D. Ác-mê-ni-a, ô-ma

Câu 20: Vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á được tạo nên bởi sự tiếp giáp của các châu lục

  • A. châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Phi.
  • B. châu Á, châu Âu, châu Đại Dương.
  • C. châu Mỹ, châu Âu, châu Á.
  • D. châu Á, châu Âu, châu Phi.

Câu 21: Khu vực Trung Á hiện nay được xác định gồm có

  • A. 5 nước.
  • B. 6 nước.
  • C. 7 nước.
  • D. 13 nước

Câu 22: Về mặt tự nhiên, Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Khí hậu lục địa khô hạn.
  • C. Nhiều đồng bằng châu thổ đất đai màu mỡ.
  • D. Các thảo nguyên thuận lợi cho chăn thả gia súc.

Câu 23: Phần lớn dân cư Tây Nam Á theo đạo

  • A. Thiên chúa giáo.
  • B. Phật giáo.
  • C. Hồi.
  • D. Do Thái.

Câu 24: Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là

  • A. than, sắt.
  • B. dầu mỏ, khí tự nhiên.
  • C. kim loại màu.
  • D. đồng, bô-xít.

Câu 25: Tây Nam Á có nguồn dầu khí tập trung nhiều ở khu vực

  • A. phía tây.
  • B. phía đông.
  • C. ven biển Caxpi.
  • D. ven vịnh Pecxich.

Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên Trung Á?

  • A. Khí hậu thuận lợi cho trồng bông.
  • B. Thảo nguyên rộng lớn.
  • C. Khoáng sản giàu có.
  • D. Đất đai phù sa màu mỡ.

Câu 27: Trung Á là khu vực

  • A. sớm xuất hiện các quốc gia có nền văn minh cổ đại.
  • B. có phần lớn dân cư theo đạo Hồi.
  • C. thành phần dân tộc không quá phức tạp.
  • D. các nước đều thuộc Liên Bang Xô Viết trước đây.

Câu 28: Nước ở Tây Nam Á có trữ lượng dầu lớn nhất trên thế giới là nước nào?

  • A. Ảrập-Xeut.
  • B. Iran.
  • C. Irac.
  • D. Coet.

Câu 29: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm nổi bật về tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Á?

  • A. Vị trí trung gian của ba châu lục, phần lớn lãnh thổ là hoang mạc.
  • B. Dầu mỏ ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở vùng Vịnh Péc-xích.
  • C. Có nền văn minh rực rỡ, phần lớn dân cư theo đạo Hồi.
  • D. Từng có “con đường tơ lụa” đi qua.

Câu 30: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Trung Á?

  • A. Giàu dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện, sắt, đồng.
  • B. Điều kiện tự nhiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
  • C. Đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ).
  • D. Từng có “con đường tơ lụa” đi qua, tiếp thu nhiều giá trị văn hóa cả phương Đông và phương Tây

Câu 31: Nước có sản lượng dầu khai thác lớn nhất hiên nay ở Tây Nam Á là

  • A. A. Ả-rập - Xê-ut.
  • B. I-rắc
  • C. I-ran.
  • D. Cô-oét.

Câu 32: Trong các nước ở Trung Á nước ít bị ảnh hưởng của đạo Hồi là

  • A. Mông Cổ.
  • B. Tat-gi-ki-xtan
  • C. Ca-dăc-xtan.
  • D. Cư-rơ-gư-xtan.

Câu 33: Các nước ở khu vực Trung Á hiện tại phần lớn là những nước Ị được tách ra từ nước nào sau đây?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Liên Xô cũ
  • C. Ấn Độ.
  • D.Không có câu nào đúng.

Câu 34: Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của các nước Tây Nam Á và Trung Á là

  • A. địa hình phần lớn là núi cao, rừng rậm, đồng bằng rộng lớn.
  • B. địa hình phần lớn là núi đá, hoang mạc, đất trồng hiếm,
  • C. địa hình chủ yếu là đồng bằng và hoang mạc xen kẽ.
  • D. địa hình chủ yếu là các hồ băng hà, ốc đảo, hoang mạc.

Câu 35: Đặc điểm nền kinh tế của các nước Tây Nam Á và Trung Á có điểm giống nhau về cơ cấu kinh tế ì:

  • A. cân đối giữa các ngành công - nông nghiệp và dịch vụ.
  • B. nặng về dịch vụ và nông nghiệp.
  • C. nặng về nông nghiệp và công nghiệp.
  • D công nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao và mang lại nhiêu lợi tức nhất.

Câu 36: Địa điểm xuất hiện nền văn minh cổ dại rực rỡ của loài người ở Tây Nam Á là

  • A. trên bán đảo A-ráp.
  • B. đồng bằng Lưỡng Hà.
  • C. xung quanh biển Chết.
  • D. cao nguyên I-ran.

Câu 37: Nước có điều kiện sản xuất nông nghiệp thuận lợi nhất trong các nước Tây Nam Á là

  • A I-rắc
  • B. I-ran.
  • C. Cô-oét
  • D. A-rập Xê-Út.

Câu 38: So với khu vực Tây Nam Á, khu vực Trung Á có:

  • A. Khí hậu ấm và ẩm hơn.
  • B. Diện tích lớn hơn.
  • C. Dân số đông hơn.
  • D. Tài nguyên khoáng sản đa dạng hơn.

Câu 39: Quôc gia Trung Á nào trước đây không thuộc Liên Xô?

  • A. Ca-dăc-xtan
  • B. Cư-rơ-gư-xtan
  • C. Mông Cổ
  • D. Tuôc-mê-ki-xtan

Câu 40: Nước Có dân sô đông nhât ở khu vực Trung Á là:

  • A. Ca-dăc-xtan
  • B. Tát-gi-ki-xtan
  • C. Mông Cổ
  • D. U-dơ-bê-ki-xtan

Câu 41: Khoáng sản có ở hầu hết các nước Trung Á là:

  • A. Dầu mỏ
  • B. Khí tự nhiên
  • 0. Than đá
  • D. Cả ba khoáng sản trên

Câu 42: Điều kiện tự nhiên ở khu vực Trung Á thích hợp để:

  • A. Trồng cây công nghiệp.
  • B. Trồng cây lương thực.
  • C. Trồng cây lương thực kết hợp chăn nuôi.
  • D. Chăn thả gia súc.

Câu 43: Trung Á thừa hưởng nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây do:

  • A. Ớ vị trí cầu nôi giữa châu Á - châu Âu.
  • B. Nằm trên đường di cư của nhiều dân tộc.
  • c. Có “con đường tơ lụa” đi qua.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (P1)
  • 372 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021