Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á ( hiệp hội các nước Đông Nam Á) P1
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài Khu vực Đông Nam Á ( hiệp hội các nước Đông Nam Á) P1 . Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 11. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm
- A.1967.
- B.1977.
- C. 1995.
- D. 1997.
Câu 2: Tổ chức ASEAN ra đời vào ngay, tháng, năm nào?
- A. 07/08/1966.
- B. 08/08/1965.
- C. 08/08/1968.
- D. 08/08/1967.
Câu 3: Việc tham gia vào ASEAN, nước ta gặp phải thách thức nào sau đây?
- A. Thể chế chính trị khác với các nước trong khu vực.
- B. Trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với một số nước,
- C. Dân số tăng khá nhanh khó tích luỹ vốn.
- D. Tất cả các ý trên đều là những thách thức.
Câu 4: Đông Nam Á có khả năng thu hút đầu tư và hợp tác của các nước ngoài khu vực là nhờ
- A. thị trường tiêu thụ lớn, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào, giá lao động rẻ.
- B. vị trí chiến lược, có khoa học kĩ thuật phát triển cao, nguồn lao động có tay nghề tốt.
- C. giao thông vận tải dễ đi lại, tình hình xã hội ổn định.
- D. môi trường đầu tư hấp dẫn do các nước hạ thấp tiêu chuẩn đầu tư.
Câu 5: Khả năng nào giúp Việt Nam thu hút được vốn đầu tư và hợp tác từ các nước ASEAN?
- A. Có nhiều khoáng sản chiến lược, giá lao động rẻ, thị trường rộng lớn, chính trị ổn định.
- B. Có nền quân sự mạnh, thị trường lớn, chính trị ổn định.
- C. Có sản lượng lúa gạo nhiều, nguyên liệu rẻ, lao động có trình độ cao
- D. Vị trí Việt Nam có tầm chiến lược, tiếp cận thị trường lớn số 1 thế giới
Câu 6: 5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là:
- A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
- B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
- C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.
- D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
Câu 7: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm
- A.1967.
- B.1984.
- C. 1995.
- D.1997.
Câu 8: Cho đến năm 2015, nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?
- A. Đông Ti-mo.
- B. Lào.
- C. Mi-an-ma.
- D.Bru-nây.
Câu 9: Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
- A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
- B. Sử dụng chung một loại tiền.
- C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
- D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.
Câu 10: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
- A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
- B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
- C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
- D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.
Câu 11: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình.
- A. Vì mỗi nước trong khu vực ở mức độ khác nhau và tùy hứng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
- B. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo,…
- C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
- D. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.
Câu 12: Thách thức lớn của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là
- A. chênh lệch về trình độ công nghệ, kinh tế.
- B. vẫn còn trình trạng đói nghèo.
- C. thời gian gia nhập muộn trễ hơn các nước.
- D. thu nhập GDP bình quân đầu người thấp.
Câu 13: Thách thức lớn nhất hiện nay đối với các nước ASEAN là
- A. trình độ phát triển còn chênh lệch.
- B. vẫn còn tình trạng đói nghèo.
- C. phát triển nguồn nhân lực.
- D. đào tạo nhân tài.
Câu 14: Đâu không phải là thách thức đối với ASEAN?
- A. Mức độ chênh lệch giàu nghèo còn cao.
- B. Tình trạng đói nghèo vẫn còn diễn ra.
- C. Phát triển rất mạnh nguồn nhân lực.
- D. Sử dụng nguồn tài nguyên và đào tạo nhân tài chưa hợp lí.
Câu 15: Nhận định nào sau đây không phải là mục tiêu hoạt động của ASEAN?
- A. Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định.
- B. Xây dựng khu vực có nền kinh tế hòa bình.
- C. Xây dựng một khu vực thương mại tự do.
- D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên.
Câu 16: Ý nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?
- A. Tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia.
- B. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
- C. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí.
- D. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia.
Câu 17: Đối với ASEAN, việc xây dựng “khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc
- A. mục tiêu hợp tác.
- B. cơ chế hợp tác.
- C. thành tựu hợp tác.
- D. cơ hội hợp tác.
Câu 18: Điều nào sau đây không đúng khi nói đến các thành tựu đạt được của ASEAN?
- A. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường hợp lí.
- B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao.
- C. Đời sống nhân dân được cải thiện.
- D. Tạo ra môi trường chính trị - xã hội vững chắc.
Câu 19: Nhân tố nào sau đây đã ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á?
- A. Đói nghèo
- B. Thất nghiệp, thiếu việc làm
- C. Ô nhiễm môi trường
- D. Mất ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo
Câu 20: Năm 2010, quốc gia nào là chủ tịch ASEAN?
- A. Thái Lan
- B. Campuchia
- C. Việt Nam
- D. Xingapo
Câu 21: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực ASEAN là
- A. tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
- B. tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao.
- C. đời sống nhân dân đã được cải thiện.
- D. hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Câu 22: Việt Nam trở thành thành viên ASEAN vào ngày tháng năm nào?
- A. 28/7/1995
- B. 08/08/1995
- C. 28/07/1998.
- D. 28/07/1996.
=> Kiến thức Bài 11: Khu vực Đông Nam Á ( hiệp hội các nước Đông Nam Á)
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á ( hiệp hội các nước Đông Nam Á) P2
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( tự nhiên, dân cư và xã hội) P1
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 7: Cộng hòa liên bang Đức (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) P1
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (tự nhiên và dân cư) P2
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (kinh tế) P1
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (kinh tế) P2
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu (P1)
- Trắc nghiệm Địa 11 bài 11 Trắc nghiệm Địa Lí 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á (Kinh tế)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 8: Liên Bang Nga (Kinh tế) P2
- Trắc nghiệm địa lí 11 bài 12: Ô – Xtrây –li – a (khái quát về Ô- Xtrây- li -a)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( Kinh tế) P2