Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (P2)

  • 1 Đánh giá

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 11. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 26: Thành tựu nào sau đây là của công nghệ thông tin?

  • A. Các vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao.
  • B. Kĩ thuật số, cáp sợi quang.
  • c. Computer - phần mềm điều khiển.
  • D. Tất cả các sản phẩm trên.

Câu 27: Công nghệ thông tin có ưu thế lớn nhất là

  • A. không đòi hỏi lao động có trình độ tri thức cao.
  • B. dễ sử dụng, khả năng phổ cập nhanh chóng trong xã hội.
  • C. nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lí và lưu trữ thông tin
  • D. giảm bớt sự tốn kém cho việc đi lại của xã hội.

Câu 28: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động đến nền kinh tế là

  • A. chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp.
  • B. chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức,
  • C. chuyển nền kinh tế thủ công sang nền kinh tế tự động hoá.
  • D. Chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế tri thức

Câu 29. Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây

  • A. Liên minh châu Âu
  • B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
  • C. Thị trường chung Nam Mĩ
  • D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

Câu 30. Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu là biểu hiện của

  • A. thương mại thế giới phát triển mạnh.
  • B. thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
  • C. đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
  • D. các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

Câu 31. Đặc điểm nào sau đây không phải của các công ty xuyên quốc gia?

  • A. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.
  • B. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn.
  • C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
  • D. Số lượng đầu tư có xu hướng giảm đi.

Câu 32. Hoạt động đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn trong lĩnh vực dịch vụ nào?

  • A. Du lịch, ngân hàng, bảo hiểm.
  • B. Giao thông vận tải, tài chính.
  • C. Giáo dục và đào tạo, du lịch.
  • D. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Câu 33. Tổ chức kinh tế nào có các nước ở nhiều châu lục làm thành viên nhất?

  • A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
  • B. Thị trường chung Nam Mĩ.
  • C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
  • D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 34. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào có dân số đông nhất và GDP cao nhất?

  • A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
  • B. Thị trường chung Nam Mĩ.
  • C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
  • D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 35. Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế ngày càng mạnh mẽ?

  • A. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa.
  • B. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất.
  • C. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại.
  • D. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

Câu 36. Nước nào ở Đông Nam Á không phải là thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương?

  • A. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.
  • B. Mi-an-ma, Cam-pu-chia.
  • C. Phi-líp-pin, Thái Lan.
  • D. Phi-líp-pin, Việt Nam.

Câu 37. Ý nào không phải là thời cơ cho Việt Nam khi là thành viên của tổ chức thương mại thế giới?

  • A. Mở rộng thị trường thu hút đầu tư.
  • B. Tiếp nhận công nghệ trang thiết bị hiện đại.
  • C. Phát huy được tiềm năng đất nước.
  • D. Được bảo vệ độc lập chủ quyền.

Câu 38. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm nào?

  • A. Tìm cách lũng loạn nền kinh tế nước khác.
  • B. Đều có ý đồ thao túng thị trường nước khác.
  • C. Cố gắng bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình.
  • D. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.

Câu 39. Hiện nay, GDP của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây lớn nhất thế giới?

  • A. Liên minh châu Âu
  • B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ
  • C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
  • D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

Câu 40. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về

  • A. Thành phần chủng tộc
  • B. Mục tiêu và lợi ích phát triển
  • C. Lịch sử dựng nước, giữ nước
  • D. Trình độ văn hóa, giáo dục

Câu 41. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là

  • A. ASEAN.
  • B. EU.
  • C. NAFTA.
  • D. MERCOSUR.

Câu 42. Xu hướng toàn cầu hóa không có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
  • B. Đầu tư nước ngoài giảm nhanh.
  • C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
  • D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

Câu 43. Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các nước của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là do

  • A. sự hợp tác, cạnh tranh giữa các nước thành viên.
  • B. sự tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên.
  • C. sự tự do hóa đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực.
  • D. tạo lập thị trường chung rộng lớn.

Câu 44. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ bao gồm các nước:

  • A. Hoa Kì, Mê-hi-cô, Chi-lê
  • B. Chi-lê, Pa-ra-goay, Mê-hi-cô
  • C. Pa-ra-goay, Mê-hi-cô, Ca-na-da.
  • D. Ca-na-da, Hoa Kì, Mê-hi-cô.

Câu 45. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh không phải để

  • A. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
  • B. Tăng cường đầu tư dịch vụ giữa các khu vực
  • C. Hạn chế khả năng tự do hóa thương mại
  • D. Bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên

Câu 46. Xu hướng khu vực hóa đặt ra một trong những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết là

  • A. Tự chủ về kinh tế
  • B. Nhu cầu đi lại giữa các nước
  • C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
  • D. Khai thác và sử dụng tài nguyên

Câu 47: Để phát triển nền kinh tế tri thức yếu tố nào sau đây biệt chú ý?

  • A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của đât nước.
  • B. Vấn đề phát triển khoa học và công nghệ.
  • c. Lực lượng lao động sản xuất phải đông đảo, dư thừa.
  • D. Tìm kiếm thị trường nhiên liệu, năng lượng.

Câu 48: Yêu cầu nào sau dây để xây dựng nền “Kinh tế tri thị phải cỏ?

  • A. Lực lượng lao động có tri thức.
  • B. Nền kinh tế công nghiệp đã phát triển cao.
  • C. Coi trọng nền giáo dục và đào tạo.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 49: Trong thời đại ngày nay yếu tố có khả năng nâng ca( kinh tế và chính tri của mỗi quốc gia là

  • A.

    tài nguyên tự nhiên phong phú, lãnh thổ rộng lớn.

  • B. lực lượng lao động đông, tiền công lao động rẻ.
  • C. nguồn tri thức của đất nước.
  • D. tiếp nhận nguồn đầu tư vốn, kĩ thuật của nước ngoài.

Càu 50: Về lĩnh vực dân cư và nguồn lao động, ý nào sau đây k là kết quả tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật?

  • A. Phát huy cao dộ sức sáng tạo trong lao động, nâng cao chất cuộc sống.
  • B. Thay đổi sự phân bố dân cư, phương thức làm việc, học tập V trí.
  • C. Biến đổi bộ mặt xã hội cả phong cách nội tâm con người.
  • D. Sự xung đột của các sắc tộc, tôn giáo, tranh giành quyền lực càng tăng.

Câu 51: Nhân tố giữ vai trò quyết định để một nước đang phát \ rút ngắn, đi tắt, đón đầu tiến kịp các nước phát triển là

  • A.

    phát triển nguồn lao động cả sô' lượng lẫn chất lượng.

  • B.

    khai thác triệt để các nguồn lực của quốc gia đang có.

  • C. chính sách phát triển khoa học và công nghệ của quôc gia đó.
  • D. tranh thủ được vốn và tri thức của các nước phát triển.

Câu 52. Các nước nào sau đây thuộc khối thị trường chung Nam Mĩ?

  • A. Bra-xin, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a, Cu-ba.
  • B. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
  • C. Ác-hen-ti-na, Ni-ca-ra-goa, Ha-i-ti, Ca-na-da.
  • D. U-ru-goay, Chi-lê, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (P1)
  • 99 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021