Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11: Kiểm tra học kì 2 (P1)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kiểm tra học kì II tham khảo . Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 11. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
Câu 1: Diện tích của Trung Quốc đứng sau các quốc gia nào sau đây?
- A. LB Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ.
- B. LB Nga, Ca-na-đa, Hoa Kì.
- C. LB Nga, Ca-na-đa, Bra-xin.
- D. LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a.
Câu 2: Đây là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo
- A. Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.
- B. Chủ yếu núi trung bình và núi thấp.
- C. Có nhiều đồng bằng lớn được hình thành bởi phù sa sông.
- D. Địa hình chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng tây bắc- đông nam.
Câu 3: Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa hai lục địa nào?
- A. Lục địa Á và lục địa Âu.
- B. Lục địa Á-Âu và lục địa Phi.
- C. Lục địa Á -Âu và lục địa Bắc Mĩ.
- D. Lục địa Á-Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
Câu 4: Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?
- A. Việt Nam.
- B.Lào.
- C. Mi-an-ma.
- D.Thái Lan.
Câu 5: Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là
- A. Núi cao và hoang mạc.
- B. Núi thấp và đồng bằng.
- C. Đồng bằng và hoang mạc.
- D. Núi thấp và hoang mạc.
Đọc và trả lời các câu hỏi từ câu 22 đến câu 24
* Dựa vào biểu đồ Sản lượng cao su, cà phê của Đông Nam Á và thế giới, trả lời các câu 22 đến câu 24
Câu 6: Giai đoạn 1985 - 2005, sản lượng cao su của thế giới và Đông Nam Á:
- A. Tăng liên tục
- B. Giảm liên tục
- C. Tăng giảm không đều
- D. Ổn định
Câu 7: Giai đoạn 1985 - 2005, sản lượng cà phê của thế giới:
- A. Tăng liên tục
- B. Giảm liên tục
- C. Tăng giảm không đều
- D. Ổn định
Câu 8: Nhận định nào dưới đây không chính xác:
- A. Sản lượng cao su Đông Nam Á đứng hàng đầu thế giới
- B. Sản lượng cà phê của thế giới gấp 4,3 lần sản lượng cà phê của Đông Nam Á, năm 2005
- C. Sản lượng cà phê và cao su của Đông Nam Á và thế giới năm 1995 cao hơn năm 1985
- D. Năm 2005, sản lượng cao su và cà phê của thế giới và Đông Nam Á cao nhất trong cả giai đoạn
Câu 9: Vấn đề xã hội nào sau đây không phải là thách thức của ASEAN:
- A. Đô thị hóa diễn ra nhanh làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong xã hội
- B. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí
- C. Nguồn nhân lực chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia trong khu vực
- D. Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán ở mỗi quốc gia
Câu 10: Đồng bằng nào của Trung Quốc nằm ở hạ lưu sông Trường Giang?
- A. Đông Bắc.
- B.Hoa Bắc.
- C. Hoa Trung.
- D. Hoa Nam.
Câu 11: Cho bảng số liệu: Dân số Trung Quốc năm 2014 (Đơn vị: triệu người)
- Nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. Tỉ lệ dân thành thị là 45,2%.
- B. Tỉ lệ dân số nam là 48,2%.
- C. Tỉ số giới tính là 105,1%.
- D. Cơ cấu dân số cân bằng.
Câu 12: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế – xã hội là
- A. Thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh.
- B. Không còn tình trạng đói nghèo.
- C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
- D. Trở thành nước có GDP/người vào loại cao nhất thế giới
Câu 13: Các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả của
- A. Chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường.
- B. Thị trường xuất khẩu được mở rộng.
- C. Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.
- D. Việc cho phép công ti, doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc sản xuất.
Câu 14: Cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực Đông Nam Á là
- A. Lúa mì.
- B. Ngô.
- C. Lúa gạo.
- D. Lúa mạch.
Câu 15: Đây là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo
- A. Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa.
- B. Chủ yếu núi trung bình và núi thấp.
- C. Có nhiều đồng bằng lớn được hình thành bởi phù sa sông.
- D. Địa hình chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng tây bắc- đông nam.
Câu 16: Khu vực Đông Nam Á là cầu nối giữa hai lục địa nào?
- A. Lục địa Á và lục địa Âu.
- B. Lục địa Á-Âu và lục địa Phi.
- C. Lục địa Á -Âu và lục địa Bắc Mĩ.
- D. Lục địa Á-Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
Câu 17: Nhật Bản nằm ở khu vực nào của châu Á?
- A. Đông Nam Á.
- B. Nam Á
- C. Đông Á.
- D. Bắc Á.
Câu 18: Khu vực Đông Nam Á hiện nay có tất cả bao nhiêu quốc gia?
- A. 8
- B. 10
- C. 11
- D. 12
Câu 19: Đảo nào có diện tích lớn nhất Nhật Bản?
- A. Hô-cai-đô.
- B. Hôn-su .
- C. Kiu - xiu.
- D. Xi-cô-cư.
Câu 20: Trung Quốc là một đất nước rộng được chia thành hai miền khác nhau, miền Tây của Trung Quốc có khí hậu gì?
- A. Khí hậu ôn đới hải dương.
- B. Khí hậu cận xích đạo.
- C. Khí hậu cận nhiệt đới.
- D. Khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 21: Khó khăn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
- A. bờ biển dài, nhiều vùng vịnh
- B. khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam
- C. nghèo khoáng sản
- D. nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau
Câu 22: Quốc gia non trẻ nhất ở khu vực Đông Nam Á là
- A. Bru - nây
- B. In - đô - nê - xi - a
- C. Đông Ti - mo
- D. Phi - lip - pin
Câu 23: Dân tộc nào chiếm đa số ở Trung Quốc?
- A. dân tộc Hán
- B. dân tộc Choang
- C. dân tộc Tạng
- D. dân tộc Mãn
Câu 24: Nước có sản lượng lúa gạo đứng đầu khu vực Đông Nam Á là
- A. Thái Lan
- B. Việt Nam
- C. In - đô - nê - xi - a
- D. Ma - lay - xi - a
Câu 25: Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước trong khu vực Asean là
- A. lúa gạo
- B. xăng dầu
- C. than
- D. hàng điện tử
Câu 26: Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ven biển là
- A. Hồng Kông và Thượng Hải
- B. Hồng Kông và Ma Cao
- C. Hồng Kông và Thẩm Quyến
- D. Ma Cao và Thẩm Quyến