Trắc nghiệm địa lý 11: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 6)
Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn địa lý 11 phần 6. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Trung ương Liên bang Nga:
- A. Phát triển nhiều ngành công nghiệp kĩ thuật cao, hiện đại
- B. Là vùng kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu công nghiệp đa dạng
- C. Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Tập trung nhiều ngành công nghiệp
- D. Công nghiệp hóa nhanh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại
Câu 2: Ở Liên bang Nga củ cải đường được phân bố ở phía:
- A. Nam
- B. Đông nam
- C. Tây nam
- D. Đông bắc
Câu 3: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004
(Đơn vị: %)
Nhóm nước | Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế | ||
Khu vực I | Khu vực II | Khu vực III | |
Phát triển | 2,0 | 27,0 | 71,0 |
Đang phát triển | 25,0 | 32,0 | 43,0 |
Để thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước, ta chọn biểu đồ nào là thích hợp?
- A. Biểu đồ miền
- B. Biểu đồ kết hợp cột, đường
- C. Biểu đồ đường
- D. Biểu đồ tròn
Câu 4: Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là ngành:
- A. Công nghiệp chế tạo
- B. Công nghiệp điện tử - tin học
- C. Công nghiệp sản xuất ô tô, xe gắn máy
- D. Công nghiệp xây dựng và công trình công cộng
Câu 5: Sản lượng lương thực của Liên bang Nga năm 2005 đạt:
- A. 80,5 triệu tấn
- B. 71,5 triệu tấn
- C. 78,2 triệu tấn
- D. 75,2 triệu tấn
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về quan hệ Nga – Việt trong bối cảnh quốc tế mới?
- A. Quan hệ Nga – Việt được hai nước đặc biệt quan tâm vì bối cảnh quốc tế mới hết sức phức tạp
- B. Quan hệ Nga – Việt là quan hệ sâu sắc trong bối cảnh quốc tế hiện nay
- C. Quan hệ Nga – Việt là quan hệ truyền thống, được hai nước đặc biệt quan tâm
- D. Liên bang Nga coi quan hệ Nga – Việt là quan hệ truyền thống vì lợi ích của Liên bang Nga
Câu 7: Khu vực phía Nam của Miền Đông Trung Quốc nổi tiếng về các khoáng sản:
- A. Phi kim loại
- B. Kim loại màu
- C. Năng lượng
- D. Kim loại quý hiếm
Câu 8:Trong số các quốc gia sau đây, quốc gia không thuộc khu vực Trung Á là
- A. Áp-ga-ni-xtan
- B. Ca-dắc-xtan
- C. Tát-ghi-ki-xtan
- D. U-dơ-bê-ki-xtan
Câu 9: Nhận định nào không đúng về thời kì đầy khó khăn biến động của Liên bang Nga:
- A. Tốc độ tăng trưởng GDP âm
- B. Tình hình chính trị xã hội bất ổn định
- C. Thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo xảy ra ở nhiều nơi
- D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn
Câu 10: Sau năm 2000 nước Nga đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế mới là:
- A. tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- B. đầu tư hiện đại hóa công nghiệp
- C. tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường
- D. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ
Câu 11: Quốc gia có số dân đông nhất khu vực Trung Á (năm 2005) là
- A. U-dơ-bê-ki-xtan
- B. Ca-dắc-xtan
- C. Cư-rơ-gư-xtan
- D. Tát-gi-ki-xtan
Câu 12:Căn cứ để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) là
- A. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế
- B. đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội
- C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội
- D. đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển xã hội
Câu 13: Hoa Kỳ có số sân bay nhiều
- A. nhất thế giới
- B. thứ hai trên thế giới
- C. thứ ba trên thế giới
- D. thứ tư trên thế giới
Câu 14: Đặc điểm chung của nền kinh tế Hoa Kỳ là
- A. có qui mô lớn, tính chuyên môn hóa cao, nền kinh tế thị trường điển hình
- B. có qui mô lớn, nền kinh tế thị trường điển hình, sức mua của dân cư lớn
- C. công nghiệp phát triển, tính chuyên môn hóa rõ rệt, sức mua của dân cư lớn
- D. phát triển mạnh cả ở 3 khu vực,, nhất là công nghiệp và dịch vụ
Câu 15: Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả
- A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu
- B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế
- C. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
- D. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
Câu 16: NAFTA là tổ chức
- A. Liên minh Châu Âu
- B. Diễn đàn hợp tác kinh tế Chây Á – Thái Bình Dương
- C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ
- D. Thị trường chung Nam Mỹ
Câu 17: Gần đây tình hình kinh tế nhiều nước ở Mĩ la tinh từng bước được cải thiện là do
- A. thực hiện công nghiệp hóa, tăng cường buôn bán với nước ngoài
- B. tập trung củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế
- C. phát triển giáo dục, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế
- D. Các ý kiến trên
Câu 18: Trong các tổ chức liên kết sau đây, tổ chức có số dân đông nhất là
- A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ
- B. Liên minh Châu Âu
- C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
- D. Thị trường chung Nam Mỹ
Câu 19: Nhận định đúng nhất về đặc điểm vị trí của khu vực Tây Nam Á là
- A. tiếp giáp với 3 châu lục
- B. tiếp giáp vói 2 lục địa
- C. án ngữ đường giao thông từ Ấn Độ Dương sang Đại Tây Dương
- D. Các ý trên
Câu 20: Với 226 triệu ha rừng, Hoa Kỳ có tổng diện tích rừng
- A. đứng đầu thế giới
- B. đứng thứ hai thế giới
- C. đứng thứ ba thế giới
- D. đứng thứ tư thế giới
Câu 21: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?
- A. Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.
- B. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.
- C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
- D. Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.
Câu 22: Hiện nay ở Hoa Kỳ người Anh-điêng sinh sống ở?
- A. vùng đồi núi hiểm trở phía Tây
- B. vùng núi già Apalát phía Đông
- C. vùng ven vịnh Mêhicô
- D. vùng đồng bằng Trung tâm
Câu 23: Nhận xét đúng nhất về tài nguyên thiên nhiên vùng phía Tây Hoa Kỳ là
- A. nhiều kim loại màu (vàng, đồng, chì), tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng còn ít
- B. nhiều kim loại đen (sắt), tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn
- C. nhiều kim loại màu (vàng, đồng, chì), tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn
- D. nhiều kim loại màu ( vàng, đồng, chì), tài nguyên năng lượng nghèo, diện tích rừng khá lớn
Câu 24: Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
- A. công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
- B. công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
- C. công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu.
- D. công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
Câu 25: Năm 2003, Khu vực tiêu dùng dầu thô ít nhất so với lượng dầu thô khai thác được là
- A. Tây Nam Á
- B. Đông Âu
- C. Tây Âu
- D. Bắc Mĩ
Câu 26: Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất trong khu vực Trung Á (năm2005) là
- A. Ca-dắc-xtan
- B. Cư-rơ-gư-xtan
- C. Tuốc-mê-ni-xtan
- D. Mông Cổ
Câu 27: Ở Ô-xtrây-li-a vùng nội địa mật độ dân số rất thấp từ 0,03 - 0,3 người/km2, trong lúc vùng Đông Nam và Tây Nam chiếm 90% dân số. Nguyên nhân đầu tiên nào sau đây chi phối?
- A. Sự bố trí các cơ sở kinh tế chi phối.
- B. Lịch sử định cư của dân tộc úc.
- C. Điều kiện tự nhiên.
- D. Chính phủ điều tiết dân cư.
Câu 28: ô-xtrây-li-a có chung dường biên giới trên bộ với các nước dài là
- A. 23.3245 km.
- B. 24.413km.
- C. 25.516km.
- D. 38.460km.
Câu 29: 5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là:
- A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
- B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
- C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.
- D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
Câu 30: Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là
- A. Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
- B. Chăn nuôi bò.
- Khai thác và chế biến lâm sản.
- D. Nuôi cừu để lấy lông.
Câu 31: Ý nào sau đây không đúng với đường lối hiện đại hoá công nghiệp của Trung Quốc?
- A. Các nhà máy xí nghiệp chủ động kinh doanh.
- B. Thu hút vốn kĩ thuật nước ngoài, tích cực mở rộng thị trường
- C. Duy trì ờ mức bình thường ngành công nghiệp truyền thống, phát triển công nghiệp hiện đại. .
- D. Chù động đầu tư, hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng nghệ cao.
Câu 32: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
- A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
- B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
- C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
- D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.
Câu 33: Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định có chiều dài là
- A. 1281 km.
- B. 1376 km.
- C. 1500 km
- D. 1700 km.
Câu 34: Khu vực nào sau đây tập trung nhiều trung tâm công nghiệp của Trung Quốc ?
- A. Miền Đông.
- B. Miền Tây.
- C. Đồng bằng Hoa Bắc.
- D. Đồng bằng Hoa Nam.
Câu 35: Thế mạnh nào sau đây giúp Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
- A. Khoa học công nghệ hiện đại.
- B. Thực hiện chính sách công nghiệp mới.
- C. Chính sách mở cửa.
- D. Nguyên liệu sẵn có ở nông thôn.
Câu 36: Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là
- A. Phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.
- B. Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên ai đặc biệt là bão.
- C. Chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.
- D. Môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Câu 37: Ý nào sau đây không đúng với sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản?
- A. Là cây trồng chính của nông nghiệp Nhật Bản.
- B. Chiếm 50% diện tích đất canh tác.
- C. Một số diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các cây khác.
- D. Sản lượng lúa đứng hàng đầu thế giới.
Câu 38: Ngành hàng không của Hoa Kỳ vận chuyển số lượng khách hàng chiếm khoảng?
- A. 1/5 của toàn thế giới
- B. 1/4 của toàn thế giới
- C. 1/3 của toàn thế giới
- D. 1/2 của toàn thế giới
Câu 39: Nền tảng ban đầu của ngành công nghiệp CHLB Đức dựa vào tài nguyên nào sau đây?
- A. Kim loại màu.
- B. Thuỷ điện.
- C. Than.
D. Uranium.
Câu 40: Việc sử dụng đồng tiền chung ơ-rô ở EU có tác dụng
- A. xóa bỏ cách biệt kinh tế - xã hội giữa các nước
- B. nâng cao sức cạnh tranh của thị trường
- C. phát triển kinh tế của từng nước
- D. tự do lưu thông tiền vốn
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 11 bài 12: Ô – Xtrây –li – a (khái quát về Ô- Xtrây- li -a)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 7: EU hợp tác, liên kết để cùng phát triển (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tự nhiên, dân cư và xã hội) P2
- Trắc nghiệm địa lý 11: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 9)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) P1
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 8: Liên Bang Nga (Kinh tế) P2
- Trắc nghiệm Địa 11 bài 11 Trắc nghiệm Địa Lí 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á (Kinh tế)
- Trắc nghiệm địa lý 11: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (kinh tế) P2
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (kinh tế) P1
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( tự nhiên, dân cư và xã hội) P1
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 7: EU liên minh khu vực lớn trên thế giới (P2)