Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) P1
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9 Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) P1. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 11. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: So với thế giới, giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 sau:
- A. Hoa Kỳ.
- B. Đức.
- C. Trung Quốc.
- D. Pháp.
Câu 2: Chiến lược kinh tế mới của Nhật sau năm 1973 có nội dung nào 6au đây?
- A. Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
- B. Tập trung xây dựng các ngành công nghiệp có hàm lượng chất j xám cao.
- C. Đẩy mạnh đẩu tư ra nước ngoài, tổ chức lại sản xuất.
- D. Tất cả nội dung trên đúng.
Câu 3: Hiện nay về kinh tế, khoa học, kĩ thuật và tài chính Nhật được xếp thứ mấy sau các nước là
- A. Hoa Kì.
- B. Hoa Kì - Trung Quốc.
- C. Trung Quốc.
- D. Hoa Kì - LB Nga.
Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm nền công nghiệp Icủa Nhật Bản?
- A. Phụ thuộc nguyên liệu - năng lượng thê giới nên khó ổn đnh.
- B. Cơ cấu công nghiệp chĩ tập trung phát triển các ngành có ưu thê.
- C. Nền công nghiệp hiện đại đủ các ngành kể cả các ngành thiêu I điều kiện trong nước.
- D. Chú trọng sử dụng các thành tựu khoa học và cải tiến kĩ thuật trong sản xuất.
Càu 5: Hai ngành công nghiệp Nhật Bản nào sau đây được xếp hàng 1 đầu thế giới hiện nay?
- A. Dệt và công nghệ thực phẩm.
- B. Vật liệu truyền thông và điện tử vi mạch, bán dẫn.
- C. Luyện kim và hàng không vũ trụ.
- D. Lọc dầu và điện nguyên tử.
Câu 6: Phân bố các vùng, các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung nhất ở đảo
- A. Hôn-su
- B. Hô-cai-đô
- C. Kiu-xiu
- D. Xi-cô-cư
Câu 7: Sản phẩm nào không thuộc ngành công nghiệp chế tạo ở Nhật Bản:
- A. Tàu biển.
- B. Ô tô.
- C. Xe gắn máy.
- D. Vật liệu truyền thống.
Câu 8: Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế NHẬT BẢN là do
- A. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.
- B. Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp.
- C. Diện tích đất nông nghiệp quá ít.
- D. Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.
Câu 9: Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì
- A. Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.
- B. Sản xuất thâm canh có chi phí cao.
- C. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.
- D. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.
Câu 10: Cây trồng chính của Nhật Bản là
- A. Lúa mì.
- B. Chè.
- C. Lúa gạo.
- D. Thuốc lá.
Câu 11: Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do
- A. Diện tích dành cho trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên.
- B. Một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư.
- C. Mức tiêu thụ gạo trên đầu người giảm và năng suất lúa ngày càng cao.
- D. Nhật Bản có xu hướng nhập khẩu gạo từ bên ngoài.
Câu 12: Ý nào sau đây không đúng với sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản?
- A. Là cây trồng chính của nông nghiệp Nhật Bản.
- B. Chiếm 50% diện tích đất canh tác.
- C. Một số diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các cây khác.
- D. Sản lượng lúa đứng hàng đầu thế giới.
Câu 13: Vật nuôi chính của Nhật Bản là
- A. Trâu, cừu, ngựa.
- B.Bò, dê, lợn.
- C. Trâu, bò, lợn.
- D.Bò, lợn, gà.
Câu 14: Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là
- A. Tự cung, tự cấp.
- B. Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.
- C. Quy mô lớn.
- D. Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.
Câu 15: Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì
- A. Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, gần các ngư trường lớn và cá là thực phẩm chính.
- B. Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.
- C. Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.
- D. Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.
Câu 16: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?
- A. Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.
- B. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.
- C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
- D. Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.
Câu 17: Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là
- A. Phát triển mạnh khai thác than và luyện thép.
- B. Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.
- C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.
- D. Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.
Câu 18: Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng
- A. Hôn-su.
- B.Kiu-xiu.
- C. Xi-cô-cư.
- D. Hô-cai-đô.
Câu 19: Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt là
- A. Hôn-su.
- B. Kiu-xiu.
- C. Xi-cô-cư.
- D.Hô-cai-đô.
Câu 20: Các trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng kinh tế Hôn-su?
- A. Ô-xa-ca, Cô-bê, Xa-pô-rô.
- B. Ô-xa-ca, Cô-bê, Mu-rô-ran.
- C. Ô-xa-ca, Cô-bê, Ki-ô-tô.
- D. Ô-xa-ca, Cô-bê, Na-ga-xa-ki.
Câu 21: Các trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản tập trung chủ yếu trên đảo
- A. Hôn-su.
- B. Hô-cai-đô.
- C. Xi-cô-cư.
- D. Kiu-xiu.
Câu 22: Hai ngành có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản là
- A. thương mại và du lịch.
- B. du lịch và tài chính.
- C. thương mại và tài chính.
- D. tài chính và giao thông biển.
Câu 23: Trong ngành nông nghiệp, loại cây trồng chiếm diện tích canh tác lớn nhất ở Nhật Bản là
- A. chè
- B. dâu tằm
- C. lúa gạo
- D. thuốc lá
Câu 24: Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất là
- A. công nghiệp.
- B. nông nghiệp.
- C. dịch vụ.
- D. công nghiệp điện tử - chế tạo.
=> Kiến thức Bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế)
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) P2
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 5: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 7: EU liên minh khu vực lớn trên thế giới (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 11 bài 12: Ô – Xtrây –li – a (khái quát về Ô- Xtrây- li -a)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( Kinh tế) P2
- Trắc nghiệm địa lý 11: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 7)
- Trắc nghiệm địa lý 11: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 4)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 7: EU hợp tác, liên kết để cùng phát triển (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 7: EU liên minh khu vực lớn trên thế giới (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( tự nhiên, dân cư và xã hội) P1
- Trắc nghiệm địa lý 11: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 2)