Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á (Kinh tế) P2
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài Khu vực Đông Nam Á (tự nhiên, dân cư và xã hội) P2 . Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 11. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ngành công nghiệp dựa trê thế mạnh của tài nguyên và nguyêN liệu tại chỗ của hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á
- A. Ngành công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy
- B. ngành công nghiệp hoá dầu, khai thác than,
- C. ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thụy hải sản.
- D. ngành công nghiệp khai thác quặng kim loại màu.
Câu 2: Quốc gia xuất khẩu nhiều thiêc ở Đông Nam Á và dẫn đầu thế giới là t
- A. Ma-lai-xi-a.
- B. Thái Lan.
- C. In-đô-nê-xi-a
- D. Việt Nam
Câu 3: Nước có trữ lượng than đá lớn nhất ở Đông Nam Á là
- A. In-đô-nê-xi-a.
- B. Việt Nam.
- C. Mi-an-ma.
- D. Lào.
Câu 4: Nước có trữ lượng đồng nhiều nhất ở Đông Nam Á là
- A. Việt Nam.
- B. In-đô-nê-xi-a.
- C. Phi-lip-pin.
- D. Thái Lan.
Câu 5: Để sử dụng nguồn lao động đông đảo, tạo công ăn việc làm các nước Đông Nam Á tích cực phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?
- A. Công nghiệp dệt - chế biến nông sản.
- B. Công nghiệp khai khoáng, chế tạo xe hơi, cơ khí.
- C. Công nghiệp hoá chất, dóng tàu, hoá dược.
- D. Công nghiệp điện - diện tử, tin học, luyện kim.
Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng với cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á?
- A. Khu vực I có tỉ trọng thấp nhất
- B. Khu vực I có tỉ trọng cao nhất.
- C. Khu vực III có tỉ trọng cao nhất.
- D. Khu vực II có tỉ trọng lớn hơn khu vực I.
Câu 7: Ngành nào sau đây không phải là ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á?
- A. Trồng lúa mì.
B. Trồng lúa nước.
- C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- D. Đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản.
Câu 8: Ngành nào sau đây giữ vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á?
A. Trồng lúa mì.
- B. Trồng lúa nước.
- C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- D. Đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản.
Câu 9: Sản phẩm từ cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á chủ yếu để
- A. xuất khẩu thu ngoại tệ.
- B. làm nguyên liệu chế biến tại chỗ.
- C. làm quà lưu niệm.
- D. làm thức ăn cho chăn nuôi.
Câu 10: Ngành kinh tế nào sau đây có lợi thế và đang phát triển ở các nước Đông Nam Á?
- A. Chăn nuôi.
- B. Trồng trọt.
- C. Đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản.
- D. Khai thác, chế biến khoáng sản.
Câu 11: Quốc gia nào sau đây có ngành dịch vụ hàng hải phát triển nhất khu vực Đông Nam Á?
- A. In – đô – nê – si – a.
- B. Thái Lan.
- C. Việt Nam.
- D. Xin – ga – po.
Câu 12: Quốc gia nào sau đây có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á?
- A. In – đô – nê – si – a.
- B. Thái Lan.
- C. Việt Nam.
- D. Xin – ga – po.
Câu 13: Lượng điện bình quân/đầu người cao nhất khu vực Đông Nam
- A. Thái Lan.
- B. Xin-ga-po.
- C. Mi-an-ma.
- D. Việt Nam.
Câu 14: Hiện nay Việt Nam đã liên doanh với hãng HonDa của Nhật Bản phát triển sản xuất các ngành công nghiệp nào sau đây?
- A. Xe máy, ô tô.
- B. Hóa chất, cơ khí.
- C. Điện tử, tin học.
- D. Cơ khí, đóng tàu.
Câu 15: Hiện nay công nghiệp khu vực Đông Nam Á đang phát triển theo hướng chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu nhằm.
- A. tích lũy vốn cho công nghiệp hóa.
- B. tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- C. phát huy thế mạnh kinh tế của khu vực.
- D. giải quyết việc làm cho lực lượng lao động.
Câu 16: Hiện nay cơ sở hạ tầng của các nước Đông Nam Á đang từng bước được hiện đại hóa nhằm
- A. tích lũy vốn cho công nghiệp hóa.
- B. tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- C. phát huy thế mạnh kinh tế của khu vực.
- D. thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Câu 17: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng
- A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
- B. Giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III.
- C. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.
- D. Tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều.
Câu 18: Quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP (năm 2004) còn cao?
- A. Cam-pu-chia.
- B.In-đô-nê-xi-a.
- C. Phi-lip-pin.
- D.Việt Nam.
Câu 19: Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là
- A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.
- B. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
- C. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại.
- D. Ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.
Câu 20: Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là
- A. Công nghiệp dệt may, da dày.
- B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.
- C. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.
- D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.
Câu 21: Các nước Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây là:
- A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
- B. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.
- C. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.
- D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.
Câu 22: Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là
- A. Thế mạnh về trồng cây lương thực.
- B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
- C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
- D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.
Câu 23: Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là:
- A. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.
- B. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
- C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.
- D. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.
Câu 24: Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?
- A. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
- B. Trồng lúa nước.
- C. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.
- D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
=> Kiến thức Bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tự nhiên, dân cư và xã hội)
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á (Kinh tế) P1 Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tự nhiên, dân cư và xã hội) P2 Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tự nhiên, dân cư và xã hội) P1
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lý 11: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 6)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11: Kiểm tra học kì 1 (P1)
- Trắc nghiệm địa lý 11: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 9)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á ( hiệp hội các nước Đông Nam Á) P1
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11: Kiểm tra học kì 2 (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á ( hiệp hội các nước Đông Nam Á) P2
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 8: Liên bang Nga (tự nhiên, dân cư và xã hội) P2
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) P2
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước (P2)
- Trắc nghiệm địa lý 11: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 7)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (P1)