Bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế)

  • 1 Đánh giá

Nhật Bản là quốc gia quần đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, dân cư cần cù. Từ giữa thập niên 50 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã nhanh chóng phát triển thành một cường quốc kinh tế. Để hiểu rõ về đất nước “mặt trời mọc”, chúng ta sẽ đến với bài “Nhật Bản” tiết 2 các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Các ngành kinh tế.

1. Công nghiệp:

Đặc điểm:

  • Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới.
  • Một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp.

Phân bố:

  • Mức độ tập trung cao.
  • Nhiều nhất trên đảo Hôn-su và duyên hải Thái Bình Dương.
  • Một số sản phẩm nổi bật: Tàu biển, sản phẩm tin học, rôbôt….

2. Dịch vụ

Đặc điểm:

  • Là khu vực kinh tế quan trọng.
  • Thương mại, tài chính có vai trò to lớn.
  • Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng.

* Một số ngành dịch vụ phát triển hàng đầu thế giới:

  • Ngành thương mại (đứng thứ 4 TG).
  • Ngành giao thông vận tải biển (đứng thứ 3 TG).
  • Ngành tài chính, ngân hàng (đứng hàng đầu TG)

3. Nông nghiệp

Đặc điểm:

  • Có vị trí thứ yếu trong nền kinh tế (1% GDP).
  • Diện tích đất nông nghiệp ít.
  • Phát triển theo hướng thâm canh.
  • Đánh bắt và nuôi trồng hải sản được chú trọng.

Phân loại:

  • Trồng trọt (lúa gạo, chè, dâu tằm…).
  • Chăn nuôi (bò, lợn, gà…).
  • Đánh bắt hải sản (cá thu, tôm…).
  • Nuôi trồng hải sản (tôm, rau câu, trai lấy ngọc…) được chú trọng.

II. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn

1. Hôn-xu

  • Kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo
  • Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.

2. Kiu-xiu

  • Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than, luyện thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki.
  • Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.

3. Xi-cô-c­ư

  • Khai thác quặng đồng.
  • Nông nghiệp đóng vai trò chính.

4. Hô-cai-đô

  • Rừng bao phủ phần lớn diện tích, dân cư thưa thớt.
  • Công nghiệp: khai thác than đá, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy và bột xenlulô.
  • Các trung tâm công nghiệp lớn là Sa-pô-rô, Mu-rô-ran.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Quan sát hình 9.5, nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Chứng minh rằng Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Vì sao diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản lại giảm ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Dựa vào bảng số liệu sau :

SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC

(Đơn vị : nghìn tấn)

Bài 9: Tiết 2 – Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế)

Nhận xét và giải thích về sự thay đổi sản lượng khai thác cá của Nhật Bản qua các năm, từ 1985 đến 2003.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi: Hiện nay nền kinh tế EU hơn Hoa Kì và Nhật Bản ở những yếu tố nào (năm 2004)?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi: Ngành nông nghiệp ngày càng đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. Giải thích vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi: Trình bày sự khác nhau giữa ngành công nghiệp trí tuệ và ngành công nghiệp truyền thống? Tại sao Nhật Bản lại chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trí tuệ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi: So sánh ngành ngoại thương của Hoa Kì và Nhật Bản?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu hỏi: Dựa vào kiến thức của bản thân, em hãy trình bày mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 11 bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) P2


  • 63 lượt xem
Chủ đề liên quan