[Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 5: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
Hướng dẫn soạn bài: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt trang 128 sgk ngữ văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được nhà xuất bản giáo dục biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn. Giải sách chân trời sáng tạo lớp 6, ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo, giải văn 6 tập 1 sách mới, soạn ôn tập sách chân trời sáng tạo, sách chân trời sáng tạo nxb giáo dục
A. VIẾT
1. Đoạn mở bài và kết bài đã đáp ứng được yêu cầu về bài văn tả cảnh sinh hoạt chưa?
2. Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự nào?
3. Bài văn có gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể? Có sự dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt?
4. Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông?
5. Người viết đã đứng ở đâu để quan sát? Vị trí ấy là cố định hay có dịch chuyển, thay đổi và có giúp việc quan sát thuận lợi hơn không?
6. Từ bài văn trên, em học được những gì về cách miêu tả một cảnh sinh hoạt?
Bài làm:
1. Đoạn mở bài và kết bài của bài văn đã đáp ứng yêu cầu của bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt chợ nổi Cái Răng.
- Kết bài: phát biểu ấn tượn cảm xúc sau khi thăm phiên chợ nổi.
2. Tác giả miêu tả cảnh chợ nổi trên sông theo trình tự từ bao quát đến cụ thể.
3. Bài văn gợi tả được cử chỉ, hành động của con người gắn với thời gian, không gian cụ thể: các tiếng rao trên các con thuyền. Tác giả có sử dụng các biện pháp tu từ khi diễn đạt như so sánh, hoán dụ
4. Người viết có phối hợp các giác quan trong khi quan sát cảnh chợ nổi trên sông gồm: thị giác, thính giác, xúc giác.
5. Người viết đã đứng ở trên xuồng máy để quan sát. Xuồng máy đi trên sông nên tác giả có thể dịch chuyển, thay đổi và có thể quan sát khung cảnh chợ nổi rõ ràng, chi tiết.
6. Kinh nghiệm:
- Để tả cảnh sinh hoạt cần quan sát và dùng lời văn gợi tả, làm sống lại bức tranh sinh hoạt, giúp người đọc hình dung được rõ nét về không khí, đặc điểm nổi bật của cảnh.
- Cần giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian, địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt.
- Tả lại cảnh sinh hoạt theo trình tự hợp lí.
- Thể hiện được hoạt động của con người trong thời gian, không gian cụ thể.
- Gợi được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu của bức tranh sinh hoạt.
- Sử dụng từ ngữ phù hợp, nêu được cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả.
- Đảm bảo cấu trúc bài văn ba phần.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
B. THỰC HÀNH
Đề bài: Hãy tả lại một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát hoặc tham dự
C. NÓI VÀ NGHE
Trình bày một cảnh sinh hoạt
Xem thêm bài viết khác
- So sánh hai câu dưới đây và rút ra tác dụng của việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 2: Kể lại một truyện cổ tích
- Em đánh giá như thế nào về kết thúc của truyện?
- Tạo ra từ ghép từ các tiếng dưới đây: ngựa, sắt, thi, áo
- Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”
- Đã bao giờ em đánh giá người khác chỉ qua hình thức bên ngoài? Cách đánh giá như vậy có chính xác không?
- Theo em ai sẽ là người giải quyết thử thách này? Người đó có thành công không?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 5: Thương nhớ bầy ong
- Soạn bài Hòa nhập vào môi trường mới
- Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần
- Hãy đoán xem Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào?
- Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt khiến Dế Mèn thay đổi cách nhìn về bản thân và về người khác không? Vì sao?