Tìm một câu có sử dụng biện pháp so sánh và một câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp tu từ này
1. Tìm một câu có sử dụng biện pháp so sánh và một câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp tu từ này.
2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét”… Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!
a. Chỉ ra biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn.
b. Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau và tác dụng của biện pháp này trong việc miêu tả loài vật.
Bài làm:
1. Câu văn có phép so sánh: Con diều hâu lao như mũi tên xuống.
Câu văn có phép ẩn dụ: Lần này nó chửa kịp ăn,những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới. “Những mũi tên đen” là hình ảnh ẩn dụ.
Biện pháp so sánh và ẩn dụ có đặc điểm:
Giống nhau:
- Các sự việc, hiện tượng có nét tương đồng với nhau.
- Đều có vế B (Sự vật dùng để so sánh, tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Khác nhau:
- Biện pháp So sánh có 2 vế A, B đầy đủ.
- Ẩn dụ: Ẩn đi vế A, chỉ còn vế B. Cách nói này có tính hàm súc cao hơn, gợi ra nhiều liên tưởng…
2.
a. Biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn: "Kẻ cắp hôm nay gặp bà già" và "người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm"
- Kẻ cắp: chỉ chim chèo bẻo
- Bà già: chỉ đối thủ kình địch của chim chèo bẻo (chính là chim diều hâu)
b. Nét tương đồng
- Giữa bà già và diều hâu: để chỉ sự lọc lõi, ác độc. (sự giống nhau dựa trên bản chất là xấu xa)
- Giữa chèo bẻo, kẻ cắp: ban đêm ngày mùa, thức đêm suốt để rình mò như kẻ cắp.
- Người có tội - người tốt: ẩn dụ chỉ chim chèo bẻo qua việc vây đánh diều hâu, lập công cứu gà con (dựa trên bản chất).
Tác dụng của phép ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt, khiến cho thế giới các loài chim hiện lên sinh động, bộc lộ được những đặc điểm giống như con người.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 3: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Thực hành tiếng Việt trang 27
- Đã bao giờ em phải cha tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng… hết sức thân thiết đối với mình? Tâm trạng của em khi ấy thế nào?
- Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?
- Câu chuyện trên kể bằng ngôi thứ mấy?
- Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 4: Giọt sương đêm
- Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua
- Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt...
- Dùng sơ đồ để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ
- Em hãy đối chiếu với đặc điểm của thể loại hồi kí trong mục Tri thức đọc hiểu và hoàn tất các câu sau
- Khi “đánh thức trầu”, cậu bé dường như không tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Các chi tiết nào cho em biết như vậy?