[Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài: Hai cây phong
Hướng dẫn học bài: Hai cây phong sgk ngữ văn 6 tập 2. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.
Suy ngẫm phản hồi
1. Tìm những chi tiết cho thấy hai cây phong có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng
2. Có người cho rằng: hai cây phong không chỉ được nhân vật tôi cảm nhận bằng thị giác, thính giác mà còn bằng cả tâm hồn. Em có đồng tình với ý kiến này?
3. Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật " tôi"?
4. Theo em, thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
Trả lời:
1. Những chi tiết cho thấy hai cây phong có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng ví dụ:
- Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rùi rào theo nhiều cung bậc khác nhau
- Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào ãi catsm có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cánh như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im vặt một thoáng, rồi khắp lá cành lạu cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào
- Hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vì như một ngọn lửa ốc cháy rừng rực
2. Em đồng ý với ý kiến này bởi nhân vật thôi đã cảm nhận:
- Bằng thị giác: khổng lồ, nghiêng ngả, bóng mát rượi, cao ngang tầm cánh chim, tiếng lá xào xạc dịu hiền, cành cao ngất…
- Bằng thính giác như: có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tham nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình
- Bằng cảm nhận: có khi hai cây phong im bặt một thoáng rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài như một lượt thương tiếc người nào.
3.Hai cây phong có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của nhân vật " tôi"
- Hai cây phong trở thành người bạn tâm giao, tri âm, tri kỉ của họa sĩ: “Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”
- Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"
- Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả khiến cho người đọc cảm thấy thật đáng quý và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà đôi lần chúng ta đã vội lãng quên
4. Vai trò:
- Thiên nhiên chính là cái nôi để sản sinh ra sự sống, cũng là nơi kết thúc của sự sống. Có vai trò vô cùng quan trọng để tạo ra sự sống và giúp cân bằng hệ sinh thái.
- Thiên nhiên là một nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người
Xem thêm bài viết khác
- Em đã đọc truyện Thánh Gióng trong bài Lắng nghe lịch sử nước mình hãy chia sẻ với các bạn ấn tượng về nhân vật Thánh Gióng.
- Soạn văn 6 Kể lại một trải nghiệm của bản thân
- 1. Hình ảnh ngọn khói quê nhà đã được người viết cảm nhận bằng những giác quan nào? Cách cảm nhận về khói như thế cho thấy quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả?
- 1. Trong các từ sau, đâu là từ mượn tiếng Hán, đâu là từ mượn các ngôn ngữ khác?
- 1. Hãy chỉ ra các yếu tố của truyện được thể hiện trong văn bản Cô bé bán diêm bằng cách hoàn thành bảng sau:
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài: Làm thế nào để giúp cô bé rắc rối lựa chọn sách?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài: Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo trong góc truyền thông của trường?
- Điều gì đã làm nên sự phi thường của nhân vật Thánh Gióng?
- 1. Hãy tóm tắt nội dung chính của hai văn bản sau dựa vào bảng dưới đây:
- Soạn bài: Gia đình thương yêu
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài: Và tôi nhớ khói
- [Chân trời sáng tạo] Giải văn 6 bài: Ôn tập trang 58