Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị
36 lượt xem
Câu 2: Trang 65 sgk ngữ văn 7 tập 2
Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau.
a) Thầy giáo phê bình em.
b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
c) Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.
Bài làm:
Câu a:
- Em được thầy giáo phê bình.
- Em bị thầy giáo phê bình.
Câu b:
- Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi.
- Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi.
Câu c:
- Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
- Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
Câu bị động có từ được khác với câu bị động có từ bị ở sắc thái biểu đạt: câu bị động có từ được mang hàm ý đánh giá tích cực, câu bị động có từ bị mang hàm ý đánh giá tiêu cực.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Qua đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính”?
- Soạn văn 7 tập 2 bài Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích
- Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói
- Tìm trong các ví dụ dưới đây những câu đặc biệt và câu rút gọn.
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 6
- Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt
- Thảo luận ở lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính?
- Em hãy giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Luận điểm là gì? Hãy cho biết trong những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?
- Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong.
- Nội dung chính bài Đức tính giản dị của Bác Hồ