Nội dung chính bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất "
Bài làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần điệu, nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh ngiệm của nhân dân về mọi mặt( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
2. Phân tích những câu tục ngữ
Câu 1:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
=> Phản ánh hiện tượng trong tự nhiên: tháng năm ngày dài, đêm ngắn còn tháng mười ngày ngắn, đêm dài
=> Bài học kinh nghiệm: Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn, vì vậy, phải chủ động sắp xếp công việc cho hợp lí
Câu 2:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Bài học kinh nghiệm: từ sự quan sát của người xưa về những vì sao để dự báo thười tiết, qua đó khuyên con người cần phải chủ động sắp xếp công việc để tránh rủi ro
Câu 3:
Rạng mỡ gà, có nhà thì giữ.
=> Dự báo thời tiết qua quan sát mây buổi chiều tà.
=> Cần chủ động chuẩn bị gìn giữ nhà cửa, hoa màu… tránh rủi ro, thiệt hại.
Câu 4:
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
=> Dự báo thời tiết qua quan sát hiện tượng kiến di chuyển chỗ ở lên nơi cao hơn vào tháng 7 âm lịch.
=> Cần chủ động chuẩn bị gìn giữ nhà cửa, hoa màu… tránh rủi ro, thiệt hại.
Câu 5:
Tấc đất tấc vàng.
=> Đất được coi như vàng, quý như vàng
=> Đất là vàng nhờ có sức lao động của con người và con người cần yêu quý đất đai.
Câu 6:
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Nội dung:
- Nghề đem lại giá trị vật chất, lợi ích kinh tế nhiều nhất cho con người là nuôi cá, sau đó là làm vườn và cuối cùng là làm ruộng
- Câu tục ngữ giúp con người biết lựa chọn hình thức canh tác và dựa vào điều kiện tự nhiên để sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất
Câu 7:
Nhất nước, nhì phân, tan cần, tứ giống
Trong sản xuất nông nghiệp, bốn yếu tố nước, phân, sự chăm chỉ, chịu khó và giống đều rất quan trọng, giữa chúng có mối quan hệ mật thiệt với nhau. Trong đó, nước là yếu tố quan trọng nhất, tiếp đó là phân, sự chăm chỉ và cuối cùng là giống
Khuyên con người ta trong lao động sản xuất cần đảm bảo bốn yếu tố nếu trên để mùa màng bội thu
Câu 8:
Nhất thì, nhì thục.
- Nội dung: Thời vụ và đất đai là hai yếu tố quan trọng với nhà nông, trong đó thời vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy, người lao động cần chọn thời vụ canh tác phù hợp
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Phân tích chi tiết nội dung các câu tục ngữ
Câu 1:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Nghĩa của câu: Câu tục ngữ muốn nói đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. Mùa hạ (tháng 5 âm, tức khoảng tháng 6 dương) có ngày dài đêm ngắn. Mùa đông (tháng 10 âm, tức tháng 11 dương) có ngày ngắn đêm dài
- Cơ sở thực tiễn: Dựa vào sự quan sát của nhân dân về thời gian ngày – đêm vào hai mùa trong năm.
- Khả năng áp dụng: câu tục ngữ trên đúng với các địa phương nằm ở bán cầu Bắc do ảnh hưởng của Trái Đất khi quay quanh Mặt trời đã ngả từng nửa cầu khác nhau về phía Mặt trời.
- Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ giúp người dân lao động có thể chủ động sắp xếp công việc cày cấy, sản xuất phù hợp với thời gian từng mùa.
Câu 2:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Vế Mau sao thì nắng: Mau có nghĩa là dày, nhiều. Đêm nhiều sao thì hôm sau trời nắng.
- Vế vắng sao thì mưa: vắng có nghĩa là ít, thưa... Đêm ít sao thì ngày hôm sau trời sẽ mưa.
- Nghĩa cả câu: Đêm trước nhiều sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ nắng. Đêm trước ít sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa.
=> Kinh nghiệm này được đúc kết từ hiện tượng trông sao đoán thời tiết đã có từ lâu của nông dân ta và nó đã được áp dụng thường xuyên trong sản xuất nông nghiệp và trong sinh hoạt. Nắm được thời tiết (mưa, nắng) để chủ động sắp xếp công việc. Vì các phán đoán về hiện tượng thiên nhiên phần lớn dựa trên kinh nghiệm cho nên không phải lúc nào cũng đúng.
Câu 3:
Rạng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Nhìn ráng mỡ gà (ẩn dụ) => có bão, Giông bão là thiên tặc, hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm khôn lường.
- Nghĩa của câu: Ráng là có sắc vàng, màu tựa màu mỡ gà. Khi chân trời co màu vàng là sắp có dông bão, phải lo chống giữ nhà cửa.
- Giá trị kinh nghiệm: Giúp người dân phòng chống được dông bão, giảm thiểu thiệt hại. Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.
Câu 4:
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
- Nghĩa: Kiến bò nhiều vào tháng 7 (âm lịch) thường là bò lên cao => điểm báo sắp có lụt
- Cơ sở: Được nhân dân tổng kết qua quan sát.
- Giá trị: Nhân dân có ý thức dự bão lũ lụt từ rất nhiều hiện tượng tự nhiên để chủ động phòng chống.
- Hé mở tâm trạng lo lắng, sợ hãi, bồn chồn của người nông dân.
Câu 5:
Tấc đất tấc vàng.
- Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, phóng đại
- “Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa.
- “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”.
- Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
=> Bài học: nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất.
Câu 6:
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
- “Trì” là ao, canh trì nghĩa là đào ao thả cá, “viên” là vườn, canh viên là nghề làm vườn, canh điền nghĩa là làm ruộng.
- Đầu tiên là nuôi cá (canh trì) => làm vườn (canh viên) => làm ruộng (canh điền)
Nghĩa câu tục ngữ: Trong nghề nông thì nuôi cá là đem lại giá trị kinh tế nhất, sau đó đến nghề làm vườn rồi đến nghề làm ruộng. Như vậy, câu tục ngữ cho chúng ta biết về thứ tự của các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người.
Giá trị kinh nghiệm: Giúp con người nêu cao ý thức về việc bảo vệ, khai thác có hiệu quả các điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
Câu 7:
Nhất nước, nhì phân, tan cần, tứ giống
- Nghĩa câu tục ngữ: Nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến nông nghiệp: quan trọng nhất là nguồn nước tưới tiêu, thứ hai phân bón, thứ hai sự cần cù, công chăm sóc của con người và thứ tư là giống cây trồng.=> có thể thể áp dụng câu tục ngữ vào việc trồng lúa nước và một số loại cây hoa màu, cây ăn quả khác. Tuy nhiên trong thời đại khoa học – kĩ thuật phát triển, thứ tự các yếu tố đó có thể thay đổi.
- Giá trị của kinh nghiệm: Giúp người dân thấy rõ tầm quan trọng trong từng yếu tố để nâng cao năng suất lao động. Điều này có ý nghĩa rất lớn với đất nước nông nghiệp như Việt Nam.
Câu 8:
Nhất thì, nhì thục.
- Tuân thủ thời vụ là điều quan trọng đối với nghề trồng lúa nước (nhất thì)
- Nghĩa của câu tục ngữ: Thì là thời vụ, thục là nói đến việc cày bừa. Câu tục ngữ nói lên tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa đế có đất tốt. Thời vụ kịp thời có ý nghĩa quan trọng để mang lại năng suất cao trong nông nghiệp.
- Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ đã đưa ra một kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông nghiệp. Nhắc nhở người dân gieo trồng đúng thời vụ, cày bừa kĩ càng trước khi gieo trồng.
2. Tổng kết:
- Nghệ thuật:
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
- Nội dung: Những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta về thời gian, thời tiết, lao động và kĩ thuật chăn nuôi, sản xuất.
- Ý nghĩa: Không ít những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
Xem thêm bài viết khác
- Thảo luận ở lớp: Nêu chủ đề của trích đoạn Nỗi oan hại chồng
- Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm giống nhau về hình thức. Hãy minh họa những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng
- Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết: Câu mở đoạn và câu liên kết đoạn.
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 5
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 4
- Soạn văn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận
- Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:
- Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm ở phần ở đầu câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
- Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
- Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phạn Bội Châu dừng lại ở câu: “...chỉ là vì Phạn Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiếu Phan Bội Châu” thì có được không?
- Dùng một vài dẫn chứng trong các tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 để chứng minh ý kiến sau đây của Hoài Thanh
- Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ, nó có vai trò gì và ở những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì