Có cân như hình 5.3, để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Đo khối lượng hộp bút ta nên dùng loại cân nào? Tại sao?
94 lượt xem
2. Thực hành đo khối lượng
- Có cân như hình 5.3, để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Đo khối lượng hộp bút ta nên dùng loại cân nào? Tại sao?
- Em hãy quan sát hình 5.4 và nhận xét về cách hiệu chỉnh cân ở hình nào thì thuận tiện cho việc đo khối lượng của vật
- Quan sát hình 5.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc khối lượng như thế nào là đúng
- Hãy cho biết khối lượng mỗi thùng hàng trong hình 5.6 là bao nhiêu? (Biết ĐCNN của cân này là 1kg)
- Thực hiện lần lượt đo khối lượng của viên bi sắt và cặp sách. Hoàn thành theo mẫu bảng 5.2
- Mô tả cách đo, tiến hành đo khối lượng hộp đựng bút của em và so sánh kết quả đo với kết quả ước lượng của em
Bài làm:
- Cân a, dùng để đo hộp bút. Bởi vì GHĐ của cân a là 5kg, ước lượng thấy trọng lượng của hộp bút nhỏ hơn 5kg, nên chọn cân a là phù hợp.
Cân b, dùng để đo khối lượng cơ thể. Bởi vì GHĐ của cân b là 130kg, ước lượng thấy trọng lượng cơ thể nhỏ hơn hoặc có thể bằng 130kg, và đương nhiên là lớn hơn rất nhiều so với GHĐ của cân a, nên chọn cân b là phù hợp
- Hiệu chỉnh cân ở hình 5.4a phù hợp hơn vì mũi kim đang dừng ở vạch số 0, sẽ dễ đọc được kết quả đo khối lượng hơn.
- Cách đặt mắt đọc khối lượng của bạn gái đứng giữa đúng. Khi đọc khối lượng cần phải đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân
- Khối lượng thùng hàng tại hình 5.6a là 39kg, khối lượng thùng hàng tại hình 5.6b là 38,5kg
- Học sinh tự thực hành đo khối lượng của viên bi sắt và cặp sách. Sau đó kẻ bảng và hoàn thành theo mẫu bảng 5.2.
Cần lưu ý khi thực hiện đo như sau:
- Dụng cụ:
- Một số loại cân trong phòng thực hành;
- 1 viên bi sắt;
- cặp sách.
- Tiến hành đo:
- Ước lượng khối lượng viên bi sắt;
- Lựa chọn cân phù hợp;
- Hiệu chỉnh cân;
- Đặt viên bi sắt lên cân. Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
- Làm tương tự các bước trên khi đo khối lượng cặp sách.
- Cách đo khối lượng của hộp đựng bút bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau
- Bước 1: Ước lượng khối lượng hộp bút.
- Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
- Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.
- Bước 4: Đặt hộp bút lên cân hoặc treo hộp bút vào móc cân.
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
Học sinh tiến hành đo khối lượng của hộp bút, ghi lại kết quả thu được và so sánh với kết quả đã ước lượng ban đầu.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu hai ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
- Sau khi rời tay khỏi khối gỗ (hình 40.3), khối gỗ chuyển động như thế nào? Tại sao?
- Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên và trả lời các câu hỏi sau Thành phần nào là màng tế bào?
- Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm.
- Có cân như hình 5.3, để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Đo khối lượng hộp bút ta nên dùng loại cân nào? Tại sao?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 45: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà
- Cho biểu đồ về một số hoạt động tiêu thụ khí oxygen như hình đưới đây Lĩnh vực nào tiêu thụ nhiều oxygen nhất, lĩnh vực nào tiêu thụ ít oxygen nhất?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ
- Khi phơi lúa, hạt lúa nhận năng lượng từ đâu để có thể khô được?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 29: Thực vật
- Những hoạt động nào ở bảng 42.1 là sử dụng năng lượng hiệu quả và không hiệu quả? Vì sao?