Có mấy người “góp ý” về cái biển đề ở cửa hàng bán cá?
4 lượt xem
Câu 2: (Trang 125 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Có mấy người “góp ý” về cái biển đề ở cửa hàng bán cá?
Bài làm:
- Ở trong văn bản có bốn người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng bán cá. Mỗi người góp ý lại hiểu nội dung của cái biển thông báo theo một cách khác nhau:
- Người thứ nhất góp ý về chữ “tươi” vì cho rằng nhà nay xưa nay quen bán cá ươn nên hôm nay mới treo biển bán cá tươi. Ý kiến này không sai vì mỗi người có một cách đánh giá khác nhau về nội dung của tấm biển nhưng chủ hàng cá ngay hôm sau đã bỏ luôn chữ “tươi” đi => tấm biển còn lại: ở đây có bán cá.
- Người thứ hai góp ý về chữ “ở đây” vì có thể là khách quen nên anh ta đã biết ở đây bán cá nên nói “ chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao?”
- Người thứ ba góp ý về chữ “có bán” vì cho rằng nó không hợp lí khi nhà hàng đã bày cá ra để bán. Chữ đó là thừa so với tấm biển => Tấm biển chỉ còn từ cá.
- Người thứ tư là người đọc được mỗi chữ “cá” ở trên tấm biển nên anh ta góp ý không treo biển nữa vì đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh.
- Từ một tấm biển đầy đủ thông tin, dần dần do mọi người góp ý, tấm biển đã thành một thông báo không hợp lí cả về nội dung và hình thức.
- Tấm biển là thông tin ngôn ngữ trước lúc người ta tiếp xúc với thực tế. Nó muốn thông báo với những người chưa biết, chưa quen cửa hàng cá và là xác định một địa chỉ. Nó rất cần trong hoạt động kinh doanh buôn bán.
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sự tích Hồ Gươm
- Soạn bài: Cô tô
- Hãy nêu ý nghĩa chính của truyện Sọ Dừa
- Hãy giải thích vì sao một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây một thế kỉ rưỡi nay vẫn được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường?
- Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sự tích Hồ Gươm bằng một đoạn văn
- Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào
- Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
- Trong truyện, thầy Ha-men có nói : "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù ...". Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
- Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc thêm phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ ý nghĩa đó hơn.
- Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa
- Chi tiết nào trong truyện Thạch Sanh khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?
- Em hãy cho biết: Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến iúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện