Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương Ôn tập Địa 10

32 lượt xem

Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi chi tiết, đầy đủ, đồng thời giúp các em nắm được khái niệm của nội thương và ngoại thương từ đó áp dụng trả lời các câu hỏi trong bài. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé.

Câu hỏi: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương:

A. Gắn thị trường trong nước với quốc tế

B. Tạo ra thị trường thống nhất trong nước

C. Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ

D. Phục vụ cho nhu cầu của từng cá nhân trong xã hội

Lời giải:

Đáp án đúng: A. Gắn thị trường trong nước với quốc tế

Giải thích:

Nội thương là hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa trong nước và có vai trò tạo ra thị trường thống nhất trong cả nước, nội thương không có vai trò gắn thị trường trong nước với nước ngoài. Gắn thị trường trong nước với nước ngoài là vai trò của ngoại thương.

=> Chọn A

Kiến thức bổ sung:

Thương mại là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua trong một quốc gia hay giữa các quốc gia trên thế giới. Thương mại được chia thành nội thương và ngoại thương.

1. Nội thương

a. Khái niệm

Nội thương là hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia (hay còn gọi là thương mại nội địa).

b. Vai trò của nội thương

- Sự phát triển của ngành nội thương thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ. Điều này có nghĩa là các vùng của một nước hoặc các nước trên thế giới tìm ra các thế mạnh có thể là thế mạnh lâu dài hoặc là thế mạnh so sánh để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa trao đổi với các vùng khác.Mặt khác mỗi vùng lại tiêu thụ các sản phẩm của các vùng khác mà mình không có thế mạnh. Như vậy mỗi vùng tham gia vào sự phân công lao động lãnh thổ với cả hai tư cách: là vùng cung cấp các sản phẩm hàng hóa, và là vùng tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa.

- Khi nội thương phát triển, thị trường trong nước được thống nhất hàng hóa được lưu thông dễ dàng sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng.

2. Ngoại thương

a. Khái niệm

Ngoại thương chính là hoạt động thương mại, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các đất nước với nhau. Khi hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi một đất nước thì được gọi là hoạt động ngoại thương. Ngoại thương có thể bao gồm việc các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài hoặc nhập khẩu về cho đất nước.

b. Vai trò của ngoại thương

- Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế mở qua việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế và mở rộng mối quan hệ đối ngoại.

- Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống thực tế cho các tầng lớp dân cư.

- Đổi mới công nghệ.

- Cải thiện đời sống nhân dân.

Như vậy, hoạt động nội thương và ngoại thương, hay nói cách khác là hoạt động thương mại là nòng cốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một quốc gia, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước cũng như giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động trên địa bàn, đồng thời phục vụ nhu cầu đời sống của con người.

Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm được nội dung của bài, từ đó học tốt môn Địa lí lớp 10. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

Cập nhật: 13/07/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội