Đề 8: Luyện thi THPTQG môn Địa lí năm 2019

15 lượt xem

Đề 8: Luyện thi THPTQG môn Địa lí năm 2019. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới.

Câu 1: Cho bảng số liệu sau: Đầu tư của nước ngoài vào Việt nam.

Năm

Số dự án

Vốn đăng kí (triệu USD)

Vốn thực hiện (triệu USD)

1991

152

1292

329

1995

415

6937

2556

2015

1387

32004

24100

Để thể hiện số dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1991 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  • A. Biểu đồ đường.
  • B. Biểu đồ cột.
  • C. Biểu đồ miền.
  • D. Biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường).

Câu 2: Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không hợp lí là

  • A. khó khăn cho việc khai thác tài nguyên.
  • B. gây lãng phí nguồn lao động.
  • C. ô nhiễm môi trường.
  • D. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Câu 3: Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do

  • A. hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
  • B. tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.
  • C. môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
  • D. việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.

Câu 4: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho quá trình đô thị hóa nước ta hiện nay phát triển nhanh là

  • A. quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đang được đẩy mạnh.
  • B. nền kinh tế nước ta đang chuyển sang kinh tế thị trường.
  • C. nước ta đang hội nhập với quốc tế và khu vực.
  • D. nước ta thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 5: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là

  • A. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
  • B. nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.
  • C. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
  • D. có nhiều khối núi cao, đồ sộ.

Câu 6: Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì

  • A. số lượng lao động cần giải quyết việc làm hàng năm cao hơn số việc làm mới.
  • B. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
  • C. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.
  • D. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.

Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta?

  • A. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí.
  • B. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước.
  • C. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
  • D. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn.

Câu 8: Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta?

  • A. Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp.
  • B. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.
  • C. Là cơ sở để đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ và sản phẩm nông nghiệp.
  • D. Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13- 14, dãy núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là

  • A. PuCaTha.
  • B. KonKaKinh
  • C. PuSamSao
  • D. Đông Triều.

Câu 10: Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam.

  • A. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
  • B. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
  • C. Các nhà máy ở miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
  • D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.

Câu 11: Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động du lịch nước ta thực sự phát triển nhanh chủ yếu là do

  • A. nhu cầu du lịch của người dân tăng cao.
  • B. tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng.
  • C. cơ sở vật chất hạ tầng được hiện đại hóa .
  • D. chính sách Đổi mới của Nhà nước.

Câu 12: Chè, cây ăn quả, cây dược liệu là chuyên môn hóa của vùng

  • A. Bắc Trung Bộ.
  • B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 13: Mục tiêu khái quát mà các nước ASEAN cần đạt được?

  • A. Xây dựng ASEAN thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền văn hóa phát triển.
  • B. Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
  • C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
  • D. Giải quyết những khác biệt nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước và các tổ chức quốc tế khác.

Câu 14: Căn cứ Atlat Việt Nam trang 17, nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định.
  • B. Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
  • C. Khu vực I giảm dần tỉ trọng và gần đây đã trở thành ngành có tỉ trọng thấp nhất.
  • D. Khu vực II dù tỉ trọng không cao nhưng là ngành tăng nhanh nhất.

Câu 15: Càng về phía Nam nước ta thì

  • A. nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm.
  • B. nhiệt độ trung bình năm càng tăng.
  • C. biên độ nhiệt năm càng tăng.
  • D. nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm.

Câu 16: Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là

  • A. có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
  • B. có lượng mưa lớn nhất cả nước.
  • C. có mật độ dân số cao nhất cả nước.
  • D. có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.

Câu 17: Dựa vào Atlat Việt nam trang 19, năng suất lúa nước ta năm 2007 là (tạ/ha)

  • A. 49,24.
  • B. 48,75.
  • C. 47,89.
  • D. 49,87.

Câu 18: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước được thể hiện

  • A. là vùng có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau..
  • B. là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất cả nước.
  • C. là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng.
  • D. là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước.

Câu 19: Đây là đặc điểm của địa hình giúp bảo toàn tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta?

  • A. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
  • B. Xâm thực mạnh ở đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
  • C. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
  • D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 20: Căn cứ Atlat Việt Nam trang 23, các cảng biển sắp xếp theo chiều từ Bắc vào Nam?

  • A. Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Cam Ranh.
  • B. Đà Nẵng, Cam Ranh, Dung Quất, Quy Nhơn.
  • C. Dung Quất, Quy Nhơn, Cam Ranh, Đà Nẵng,
  • D. Quy Nhơn, Đà Nẵng, Dung Quất, Cam Ranh

Câu 21: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?

  • A. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
  • B. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.
  • C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.
  • D. Trình độ đô thị hóa thấp.

Câu 22: Vùng trời Việt Nam gồm không gian bao trùm trên đất liền, các đảo và

  • A. vùng đặc quyền kinh tế.
  • B. vùng biển.
  • C. ranh giới bên ngoài của tiếp giáp lãnh hải.
  • D. ranh giới bên ngoài của lãnh hải.

Câu 23: Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên vào đầu mùa hạ là do hoạt động của

  • A. gió mùa Tây Nam xuất phát từ khối khí ẩm Bắc Ấn Độ Dương.
  • B. gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc.
  • C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam.
  • D. gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia.

Câu 24: Ý nghĩa lớn nhất của vị trí địa lí của nước ta về góc độ kinh tế là

  • A. thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
  • B. thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.
  • C. thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.
  • D. thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 25: Hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á hiện nay là

  • A. lao động không cần cù, siêng năng.
  • B. thiếu tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật.
  • C. lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm.
  • D. thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.

Câu 26: Đây là một trong những đặc điểm của mạng lưới đường ô tô của nước ta?

  • A. Chủ yếu chạy theo hướng Bắc - Nam.
  • B. Mật độ thuộc loại cao nhất khu vực.
  • C. Về cơ bản đã phủ kín các vùng.
  • D. Phát triển toàn diện và hiện đại .

Câu 27: Căn cứ Atlat Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây là không đúng?

  • A. Dân số nông thôn, thành thị nước ta giai đoạn 1960-2007 tăng liên tục.
  • B. Trong cơ cấu dân số nước ta, nhóm tuổi từ 15-59 chiếm tỉ lệ cao nhất.
  • C. Dân số tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển.

Câu 28: Cà phê, ca cao, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á do

  • A. khí hậu nóng ẩm, đất bazan màu mỡ.
  • B. thị trường tiêu thụ lớn.
  • C. truyền thống trồng cây công nghiệp từ lâu đời.
  • D. quỹ đất dành cho phát triển các cây công nghiệp này lớn.

Câu 29: Căn cứ Atlat Việt Nam trang 20, nhận xét nào sau đây đúng?

  • A. Sản lượng thủy sản tăng nhanh nhất, sau đó đến sản lượng khai thác và nuôi trồng.
  • B. Sản lượng thủy sản khai thác tăng nhanh nhất, sau đó đến sản lượng thủy sản và nuôi trồng.
  • C. Sản lượng thủy sản tăng nhanh nhất, sau đó đến sản lượng nuôi trồng và khai thác.
  • D. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh nhất, sau đó đến sản lượng thủy sản và khai thác.

Câu 30: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?

  • A. Đẩy mạnh phát triển tất cả các ngành công nghiệp.
  • B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
  • C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • D. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.

Câu 31: Để hạn chế xói mòn đất ở miền núi, cần

  • A. áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.
  • B. tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
  • C. nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
  • D. đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng.

Câu 32: Cho biểu đồ sau:

Nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ ở Hà Nội?

  • A. Có 4 tháng mùa đông, nhiệt độ dưới 180 c.
  • B. Nhiệt độ cao nhất ở tháng VI, thấp nhất ở tháng II, biên độ nhiệt lớn.
  • C. Hà Nội có mùa đông lạnh, nhiệt độ thấp và mùa hạ nóng, nhiệt độ cao.
  • D. Nhiệt độ không đều qua các tháng.

Câu 33: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhằm mục đích quan trọng nhất để

  • A. sử dụng hiệu quả nguồn lao động và phát huy lợi thế của thị trường tiêu thụ.
  • B. Sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường.
  • C. thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  • D. sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ.

Câu 34: Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ

  • A. mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm.
  • B. phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ.
  • C. người sản xuất quan tâm nhiều tới sản lượng.
  • D. người sản xuất quan tâm nhiều hơn tới thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Câu 35: Đây là đặc điểm của khu công nghiệp tập trung?

  • A. Ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn.
  • B. Không có các dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp.
  • C. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.
  • D. Có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống.

Câu 36: Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là

  • A. có thềm lục địa mở rộng.
  • B. có diện tích lớn gần 3,5 triệu km².
  • C. nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
  • D. biển kín với các hải lưu chạy khép kín.

Câu 37: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta hiện nay phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

  • A. kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • B. mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
  • C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • D. hội nhập nền kinh tế thế giới.

Câu 38: Cho biểu đồ

Biểu đồ đã cho thể hiện nội dung nào?

  • A. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta qua các năm
  • B. Tốc độ tăng trưởng than, dầu mỏ và điện của nước ta qua các năm
  • C. Giá trị xuất khẩu than, dầu mỏ và điện của nước ta qua các năm
  • D. Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta qua các năm

Câu 39: Cho bảng số liệu: Sản lượng cao su các nước Đông Nam Á và thế giới (triệu tấn)

Năm

1985

1995

2013

Đông Nam Á

3,4

4,9

9,0

Thế giới

4,2

6,3

12

Nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng sản lượng cây cao su của Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn 1985 - 2013.

  • A. tỉ trọng luôn chiếm hơn 70%.
  • B. tỉ trọng ngày càng tăng.
  • C. tỉ trọng ngày càng giảm.
  • D. chiếm tỉ trọng cao nhất.

Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhận xét nào dưới đây không đúng về sự phân hóa chế độ nhiệt ở nước ta?

  • A. Nhiệt độ trung bình năm không có sự phân hóa theo thời gian.
  • B. Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo thời gian.
  • C. Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian từ Bắc vào Nam.
  • D. Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian và theo thời gian.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội