Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 7)

16 lượt xem

Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn Vật lí 9 lên 10 (đề 7). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu một bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn sẽ

  • A. càng nhỏ.
  • B. càng lớn.
  • C. không thay đổi.
  • D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm

Câu 2: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của từ trường?

  • A. Dây dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua.
  • B. Dòng điện có thể phân tích muối đồng và giải phóng đồng nguyên chất.
  • C. Cuộn dây có dòng điện quấn quanh lõi sắt, hút được những vật nhỏ bằng sắt.
  • D. Dòng điện có thể gây co giật hoặc làm chết người.

Câu 3: Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều đường sức từ của

  • A. nam châm thẳng.
  • B. ống dây có dòng điện chạy qua.
  • C. một dây dẫn có hình dạng bất kì có dòng điện chạy qua.
  • D. dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

Câu 4: Một ấm điện hoạt động bình thường ở hiệu điện thế 220V và cường độ qua ấm là 5A. Biết dây điện trở cảu ấm làm bằng nikêlin có điện trở suất Ω.m, tiết diện $2mm^{2}$. Chiều dài của dây điện trở trên là:

  • A. 200m
  • B. 220m
  • C. 250m
  • D. 280m

Câu 5: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ

  • A. giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.
  • B. tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.
  • C. không thay đổi.
  • D. lúc đầu tăng, sau đó lại giảm

Câu 6: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ

  • A. luân phiên tăng giảm.
  • B. không thay đổi.
  • C. giảm bấy nhiêu lần.
  • D. tăng bấy nhiêu lần

Câu 7: Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó cónghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì

  • A. cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.
  • B. cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
  • C. cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.
  • D. cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.

Câu 8: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó là 0,5A.Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là

  • A. 4A.
  • B. 3A.
  • C. 2A.
  • D. 0,25A.

Câu 9: Hai điện trở = 20Ω; $R_{2}$ = 40Ω được mắc song song giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 12V. Gọi $I$, $I_{1}$, $I_{2}$ lần lượt là cường độ dòng điện qua mạch chính và qua mỗi điện trở. Giá trị $I$, $I_{1}$, $I_{2}$ là

  • A. = 0,6A; $I_{2}$ = 0,3A; $I$ = 0,9A
  • B. = 0,3A; $I_{2}$ = 0,6A; $I$ = 0,9A
  • C. = 0,6A; $I_{2}$ = 0,2A; $I$ = 0,8A
  • D. = 0,3A; $I_{2}$ = 0,4A; $I$ = 0,6A

Câu 10: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, tiết diện của dây thứ nhất gấp ba lần tiết diện của dây thứ hai, dây thứ hai có điện trở 6Ω. Điện trở của dây thứ nhất là:

  • A. 2Ω.
  • B. 3Ω.
  • C. 6Ω.
  • D. 18Ω.

Câu 11: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là 6,0mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 4,0mA thì hiệu điện thế

  • A. 2V.
  • B. 8V.
  • C. 18V.
  • D. 24V.

Câu 12: Mắc điện trở R vào nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị I. Thay điện trở R bởi điện trở R thì cường độ dòng điện qua mạch có giá trị I. Biết I = 2I. Mối liên hệ giữa R và R:

  • A. .
  • B. .
  • C. .
  • D. .

Câu 13: Một bếp điện tiêu thụ một điện năng 480kJ trong 24 phút, hiệu điện thế đặt vào bếp bằng 220V. Cường độ dòng điện qua bếp gần đúng với giá trị nào nhất trong các giá trị sau?

  • A. I = 1,5A
  • B. I = 2A
  • C. I = 2,5A
  • D. I = 1A

Câu 14: Việc làm nao dưới đây an toàn khi sử dụng điện/

  • A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.
  • B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.
  • C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V.
  • D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn.

Câu 15: Khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây dẫn ở hình 2 thì miếng sắt A ở trạng thái nào dưới đây?

  • A. Không bị hút, không bị đẩy.
  • B. Bị đẩy ra.
  • C. Bị hút chặt.
  • D. Bị hút, đẩy luân phiên.

Câu 16: Kính lúp có số bội giác 2,5x thì tiêu cự bằng

  • A. 10cm
  • B. 20cm
  • C. 500cm
  • D. 100cm

Câu 17: Câu nào dưới đây không đúng?

  • A. Vật màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng (trắng, đỏ, vàng, lục, lam)
  • B. Vật có màu đen không tán xạ ánh sáng.
  • C. Vật có màu xanh tán xạ hoàn toàn ánh sáng trắng.
  • D. Vật có màu nào (trừ màu đen) thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.

Câu 18: Cường độ dòng điện chạy qua điện trở 8 là 20mA trong thời gian 1 phút thì công thực hiện của dòng điện là bao nhiêu?

  • A. 0,192J
  • B. 1,92J
  • C. 1,92W
  • D. 0,192W

Câu 19: Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ 400mA. Công suất tiêu thụ của đèn này là

  • A. 24W
  • B. 2,4W
  • C. 2400W
  • D. 240W

Câu 20: Trong 3 nguồn sáng: bút la de, Mặt Trời, đèn dây tóc nóng sáng thì nguồn nào phát ánh sáng trắng?

  • A. Bút la de, Mặt Trời.
  • B. Chỉ Mặt Trời.
  • C. Mặt Trời, đèn dây tóc nóng sáng.
  • D. Chỉ đèn dây tóc nóng sáng.

Câu 21: Chọn cách vẽ đúng trong hình sau.

  • A. Hình A
  • B. Hình B
  • C. Hình B và C
  • D. Hình C

Câu 22:Trong trường hợp nào dưới đây, chùm ánh sáng trắng không bị phân tích thành các chùm sáng có màu khác nhau? Cho chùm sáng trắng

  • A. đi qua một lăng kính.
  • B. phản xạ trên một gương phẳng.
  • C. phản xạ trên mặt ghi âm của một đĩa CD.
  • D. chiếu vào các váng dầu, mỡ hay bong bóng xà phòng.

Câu 23: Dưới ánh sáng đỏ và dưới ánh sáng lục, ta thấy một dòng chữ có màu đen. Vậy, nếu ánh sáng trắng, dòng chữ ấy sẽ có màu:

  • A. đỏ
  • B. vàng
  • C. lục
  • D. xanh thẫm, tím hoặc đen.

Câu 24: Hai bóng đèn có ghi (220V – 50 W) và (220V – 60W) được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220V. Hãy chọn câu trả lời đúng

  • A. Khi mắc song song thì đèn 50W sáng hơn đèn 60W.
  • B. Khi mắc song song thì đèn 60W sáng hơn đèn 50W.
  • C. Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua hai đèn bằng nhau.
  • D. Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua đèn 50W lớn hơn.

Câu 25: Trong hình vẽ lực từ tác dụng vào dây AB có phương, chiều như thế nào?

  • A. Phương ngang, chiều hướng vào trong.
  • B. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên.
  • C. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.
  • D. Phương vuông góc với trang giấy, chiều hướng ra ngoài.

Câu 26: Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi:

  • A. Một vật nhẹ để gần A hút về phía A.
  • B. Một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.
  • C. Một thanh nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam - Bắc.
  • D. Một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên.

Câu 27: Theo quy tắc nắm tay phải thì:

  • A. Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện
  • B. Ngón tay cái choãi ra 90o chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
  • C. Bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây
  • D. Nắm và đặt bàn tay phải sao cho chiều đường sức từ hướng vào lòng bàn tay

Câu 28: Đoạn mạch gồm hai đèn mắc song song thì:

  • A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên các đèn.
  • B. Cường độ dòng điện trên các đèn là bằng nhau.
  • C. Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn là bằng nhau.
  • D. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch luôn nhỏ hơn hiệu điện thế của mỗi đèn.

Câu 29: Công thức không dùng để tính công suất điện là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 30: Một mạch điện gồm ba bóng đèn giống nhau mắc nối tiếp nhau, khi có một bóng đèn bị hỏng thì 2 bóng đèn còn lại:

  • A. Vẫn sáng
  • B. Không sáng.
  • C. 1 bóng sáng, 1 bóng không sáng.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 31: Cho điện trở = 80Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,6A và điện trở $R_{2}$ = 60Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,4A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở trên vào hiệu điện thế tối đa là

  • A. U = 24V
  • B. U = 18V
  • C. U = 54V
  • D. U = 56V

Câu 32: Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là 2Ω và có chiều dài 10m, dây thứ hai có điện trở = 17Ω. Chiều dài của dây thứ hai là

  • A. 34m
  • B. 170m
  • C. 85m
  • D. 11,76m

Câu 33: Cho hai bóng đèn: bóng 1 loại 220V – 40W và bóng 2 loại 220V – 100W. Nhận xét nào sau đây là đúng khi mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 220V?

  • A. Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn 1 nhỏ hơn hiệu điện thế hia đầu bóng đèn 2.
  • B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn 2.
  • C. Cả hai bóng đèn đều sáng bình thường.
  • D. hai bóng đèn sang như nhau.

Câu 34: Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng?

  • A. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
  • B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không đổi.
  • C. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
  • D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.

Câu 35: Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn cần các dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với vật cần đo?

  • A. Điện kế mắc song song với vật cần đo.
  • B. Vôn kế mắc nối tiếp với vật cần đo.
  • C. Ampe kế mắc nối tiếp với vật cần đo.
  • D. Ampe kế mác song song với vật cần đo.

Câu 36: Một dây điện trở R = 200(Ω) được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào 1 ấm nước sau 10 phút nhiệt lượng tỏa ra là 30000J. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế 2 đầu dây có giá trị là

  • A. I = 5A; U = 100(V).
  • B. I = 0,5A; U = 100(V).
  • C. I = 0,5A; U = 120(V).
  • D. I = 1A; U = 110(V).

Câu 37: Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín

  • A. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm điện.
  • B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây.
  • C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện.
  • D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín.

Câu 38: Đặt một kim nam châm trên mũi nhọn gần với dây dẫn có dòng điện chạy qua, sau khi kim nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định rồi buông tay. Hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra?

  • A. Nó xác định nhay vị trí cân bằng mới (vị trí mà ta quay đến).
  • B. Sau khi buông tay, kim nam châm quay ngược trở lại
  • C. Sau khi buông tay, kim nam châm quay một góc
  • D. Sau khi đã trở lại vị trí cân bằng, kim nam châm vẫn định hướng giống như vị trí trước khi xoay.

Câu 39: Quan sát hình:

  • A. Hình vẽ a đúng, hình vẽ b sai.
  • B. Hình vẽ a sai, hình vẽ b đúng.
  • C. Cả hai hình vẽ đều đúng.
  • D. Cả hai hình vẽ đều sai.

Câu 40: Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.
  • B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.
  • C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng ống dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.
  • D. Đặt một cuộn dây dẫn kín trước một thanh nam châm rồi cho cuộn dây quay quanh trục của nó.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội