Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ
53 lượt xem
Câu 1: (Trang 165 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ.
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,
Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu dấu roi tra
Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.
( Lê Quý Đôn)
Bài làm:
Ở bài thơ trên tác giả Lê Quý Đôn đã sử dụng hai lối chơi chữ cùng một lúc :
- Lối chơi chữ thứ nhất dùng từ gần nghĩa: tất cả các từ ngữ : liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có ý nghĩa chỉ các loại rắn.
- Lối chơi chữ thứ hai dùng từ ngữ đồng âm:
- liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ)
- Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ); cũng có nghĩa chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): cứng rắn, cứng cổ.
- Hổ lửa chỉ tên một loài rắn (danh từ), hổ còn nghĩa cảm thấy mình thật kém cỏi (danh từ) như xấu hổ, hổ lòng.
- Ráo là tên một loài rắn (danh từ), ráo còn có nghĩa là khô, không bị ngập nước, ráo mép (tính từ)
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Xa ngắm thác núi Lư
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Nội dung chính bài Bài Côn Sơn ca
- Soạn văn bài: Những câu hát than thân
- Em đã từng tạo lập văn bản trong những tiết tập làm văn. Hãy trả lời các câu hỏi sau
- Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En- ri- cô mà lại viết thư?
- Nội dung chính bài Bạn đến chơi nhà
- Soạn văn bài: Nam quốc sơn hà
- Nội dung chính bài Những câu hát than thân
- Thử phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem theo mẫu
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm với quê hương của Lí Bạch qua Tĩnh dạ tứ
- Xếp các từ ghép hữu ích, chí nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa vào các nhóm thích hợp