Đọc bảng so sánh sau và cho biết cách vận dụng ca dao của Chế Lan Viên có gì đặc biệt và hình tượng con cò trong đoạn 1 của bài thơ có ý nghĩa gì.
b) Đọc bảng so sánh sau và cho biết cách vận dụng ca dao của Chế Lan Viên có gì đặc biệt và hình tượng con cò trong đoạn 1 của bài thơ có ý nghĩa gì.
Thơ Chế Lan Viên | Ca dao |
Con cò bay la Con cò bay lả Con cò cổng phủ Con cò Đồng Đăng… | Con cò bay lả bay la Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng. |
Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ. “Con cò ăn đêm, Con cò xa tổ, Cò gặp cành mềm, Cò sợ xáo măng…” Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng! Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân. Con chưa biết con cò, con vạc. Con chưa biết những cành mềm mẹ hát, Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân. | Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông có xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò… |
Bài làm:
Nhà thơ Chế Lan Viên chỉ lấy một vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy. Cách vận dụng ca dao một cách sáng tạo này đã gợi ra những ý nghĩa biểu tượng phong phú của hình ảnh con cò.
Trong đoạn 1, trước hết, con cò gợi hình ảnh làng quê thôn xóm Việt Nam thân thuộc, rất bình dị nhưng cũng rất đỗi thanh bình. Hình ảnh con cò là nét rất riêng, rất duyên dáng, là nét đặc trưng cho làng quê Việt Nam.
Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ còn là “con cò ăn đêm”, “con cò xa tổ”, “cò sợ cành mềm”, “cò sợ xáo măng”, … Đó là những cánh cò tượng trưng cho hình ảnh của người nông dân Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn nhưng giàu lòng nhân ái và đức hi sinh. Con cò còn chính là biểu hiện của tình mẹ, lòng mẹ lớn lao sâu nặng, cả cuộc đời hết lòng vì con.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong một tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại và một số tác phẩm văn học hiện đại:
- Trình bày những yêu cầu chính đối với việc viết biên bản.
- Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào?
- Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?
- Bài thơ có bố cục như sau: - Phần 1: Em bé kể với mẹ về những người ở “trên mây” và trò chơi thứ nhất của em...
- Sưu tầm các câu ca dao, câu thơ có hình ảnh con cò:
- Hãy nêu cách miêu tả của nhà thơ La phông – ten về hình tượng con cừu và loài chó sói theo bảng sau:
- Tìm những câu thơ có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và trong sóng trong bài thơ Mây và sóng của Ta – go. Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
- Nếu gặp nhân vật có hoành cảnh tương tự như Xi mông, em sẽ nghĩ gì và làm gì? Trình bày trong một đoạn văn 7 – 10 câu.
- Tìm những câu thơ có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và trong sóng trong bài thơ Mây và sóng của Ta – go. Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
- Tình cảm của nhà thơ đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2,3,4?
- Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.