Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ Sang thu, viết một đoạn văn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh về sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu, trong đó có câu chứa hàm ý.
D. Hoạt động vận dụng
1. Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ Sang thu, viết một đoạn văn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh về sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu, trong đó có câu chứa hàm ý.
Bài làm:
Trong thời tiết mát mẻ, êm dịu của đất trời, tôi khoan khoái đi dạo trên con đường nhỏ của làng quê. Một làn gió nhè nhẹ, se lạnh mơn man thổi đến, đem theo hương thơm nồng nàn, ngọt ngào của ổi chín. Tôi hít lấy hít để cái hương ổi thân thuộc của tuổi thơ đang phả vào trong không gian ấy. Trên đường làng ngõ xóm, làn sương dường như đang giăng mắc khắp nơi. Lúc này tôi đột nhiên thảng thốt nhận ra: Hình như thu đã về. Phát hiện đột ngột này làm tôi bất ngờ quá. Bây giờ tôi mới cảm nhận được rõ ràng những chuyển biến của đất trời khi thu về. Ngoài xa kia, dòng sông dường như cũng êm đềm hơn, dềnh dàng, thong thả trôi xuôi. Tôi ngước mắt nhìn lên bầu trời trong xanh, cao vòi vọi, mây trắng lãng đãng trôi không biết về tận phương nào. Những cánh chim nhỏ nhoi dường như cũng vội vã hơn trong cuộc hành trình vạn dặm. Bất chợt, tôi có cảm giác là những đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu. Trước khung cảnh sang thu của đất trời, tôi chợt nghĩ về chính mình. Con người tôi giờ đây cũng như những hàng cây đứng tuổi kia, đã không còn thấy bất ngờ trước những cơn sấm sét.
Câu chứa hàm ý: Con người tôi giờ đây cũng như những hàng cây đứng tuổi kia, đã không còn thấy bất ngờ trước những cơn sấm sét.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy viết một trong các hợp đồng sau: cung cấp nước sạch, cung cấp điện sinh hoạt.
- Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa:
- Chọn phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học
- Em hãy nêu những dấu hiệu của sự chuyển mùa hoặc những đặc điểm nổi bật của một mùa trong năm.
- Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
- Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả).
- Đọc truyện cười sau và thực hiện yêu cầu: Anh học trò bước vào cổng, ...
- Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?
- Tìm đọc thêm các bài thơ và các bài bình thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.
- Em hãy nêu tên và tóm tắt nội dung cuốn sách mà em thích nhất.
- Nếu gặp nhân vật có hoành cảnh tương tự như Xi mông, em sẽ nghĩ gì và làm gì? Trình bày trong một đoạn văn 7 – 10 câu.
- Soạn văn 9 VNEN bài 30: Bố của Xi - mông