Đọc truyện cười sau và thực hiện yêu cầu: Anh học trò bước vào cổng, ...
A. Hoạt động khởi động
Đọc truyện cười sau và thực hiện yêu cầu:
Anh học trò bước vào cổng, thấy con chó chạy ra sủa, nhe răng dữ tợn nên hoảng sợ định đi ra. Chủ nhà thấy vậy nói với anh:
- Anh sợ nó à? Con chó nhà tui, không có răng mô!
Anh học trò ngạc nhiên nói:
- Tôi thấy nó nhe nguyên cả hai hàm răng mà sao anh lại bảo là nó không có răng.
a) Chỉ ra từ ngữ địa phương trong câu chuyện.
b) Vì sao câu chuyện gây cười?
Bài làm:
a) Từ ngữ địa phương trong câu chuyện: tui, răng mô.
b) Câu chuyện gây cười do sự hiểu nhầm trong hội thoại giữa anh học trò và chủ nhà.
Chủ nhà nói không răng mô tức là không sao đâu.
Anh học trò lại hiểu nhầm là chủ nhà nói con chó không răng (bộ phận cứng, sắc, nhọn dùng để nhai, cắn thức ăn ở trong miệng).
Xem thêm bài viết khác
- Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?
- Văn bản Bàn về đọc sách cho ta những lời khuyên bổ ích nào về việc lựa chọn sách và phương pháp đọc sách?
- Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiến mọi người cần đọc sách.
- Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh.
- ) Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì):
- Hãy cụ thể hoá các nội dung sau đây bằng những cách diễn đạt khác nhau:
- Hoàn thành phiếu học tập sau vào vở: kể tên các truyện cổ tích mà em đã được học (hoặc đã đọc) có các loại nhân vật sau:
- Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Người em như rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh ...
- Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?
- Đọc nhiều lần bài thơ và nêu cảm xúc bao trùm của tác giả.
- Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa:
- Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên.