Đọc các câu văn sau và thực hiện yêu cầu:...
b) Đọc các câu văn sau và thực hiện yêu cầu:
- Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn và điền vào vở theo bảng mẫu ở dưới:
(1) Một bài thơ hay ta không bao giờ đọc qua một lần mà bỏ xuống được.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
(2) Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
(Kim Lân, Làng)
(3) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
(Kim Lân, Làng)
(4) Đối với cháu, thật là đột ngột […].
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
(5) - Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Danh từ | Động từ | Tính từ |
- Những từ sau có thể thêm vào trước những từ nào trong bảng từ loại mà em vừa hoàn thành?
+ rất, quá, lắm, cực kỳ
+ đang, sẽ, vừa, cũng, vẫn
+ những, các, một
- Những từ sau đây có thể thêm vào sau những từ nào trong bảng từ loại mà em đã hoàn thành?
+ quá, lắm, cực kì
+ này, nọ, kia, ấy
+ được, ngay
- Hoàn thiện bảng tổng kết về khả năng kết hợp của danh từ, động từ và tính từ
Ý nghĩa khái quát của từ loại | Khả năng kết hợp | ||
Kết hợp phía trước | Từ loại | Kết hợp phía sau | |
Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm) | Danh từ | ||
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật | Động từ | ||
Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái | Tính từ |
Bài làm:
Danh từ | Động từ | Tính từ |
lần, lăng, làng | đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập | hay, đột ngột, phải, sung sướng |
- Những từ sau có thể thêm vào trước những trong bảng từ loại
+ rất, quá, lắm, cực kì thêm vào trước hay, đột ngột, phải, sung sướng
+ đang, sẽ, vừa, cũng, vẫn thêm vào trước đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập
+ những, các, một thêm vào trước lần, lăng, làng.
- Những từ sau đây có thể thêm vào sau:
+ quá, lắm, cực kì thêm vào sau hay, đột ngột, phải, sung sướng
+ này, nọ, kia, ấy thêm vào sau lần, lăng, làng
+ được, ngay thêm vào sau đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập
Ý nghĩa khái quát của từ loại | Khả năng kết hợp | ||
Kết hợp phía trước | Từ loại | Kết hợp phía sau | |
Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm) | những, các, một, nhiều,... | Danh từ | này, nọ, kia, ấy... |
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật | hãy, đã, vừa, đang, sẽ, cũng, vẫn… | Động từ | được, ngay |
Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái | rất, hơi, quá, lắm, cực kì, … | Tính từ | quá, lắm, cực kì... |
Xem thêm bài viết khác
- Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam được tác giả nêu và phân tích trong bài viết. Những điểm mạnh có ý nghĩa gì trong hành trang của con người Việt Nam và những điểm yếu gây cản trở gì cho chúng ta khi bước vào thế kỉ mới?
- Luyện tập nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Tìm những câu thơ có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và trong sóng trong bài thơ Mây và sóng của Ta – go. Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
- Chỉ ra sự khác nhau trong cách trần thuật , xây dựng nhân vật giữa một truyện ngắn hiện đại (ví dụ: Lão Hạc của Nam Cao, Bến quê của Nguyễn Minh Châu) và một truyện thời trung đại
- Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?
- Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Hãy xác định nội dung chính của mỗi đoạn. Những chi tiết, hình ảnh nào trong mỗi đoạn thơ giúp em nhận biết được nội dung chính của đoạn?
- Nêu các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn đã học ở bài 21.
- Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế đời sống để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam
- Vì sao nói bài thơ có nhiều nét đồng điệu, gần gũi với dân ca?
- Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với các phần khác? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu xem xét từ góc độ nhân vật xưng "tôi", tự kể chuyện mình.
- Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó
- Dựa vào gợi ý sau, hãy lập dàn ý cho đề văn trên...