Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu đặc biệt?
f) Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu đặc biệt?
(1) Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được... Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ... Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ? Trống ngực ông lão đập thình thịch.
(Kim Lân, Làng)
(2) Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên.
- Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi ! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
(3) Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố [...]. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu...
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa...Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi...
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Bài làm:
Câu đặc biệt trong từng đoạn trích:
- Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ...
- Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi !
- Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. ; Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu... ; Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
Xem thêm bài viết khác
- Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng "tôi")? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
- Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?
- Chỉ ra xung đột cơ bản của lớp kịch. Xung đột đó đã cho thấy tâm trạng, tính cách của các nhân vật Thơm, Ngọc, Thái, Cửu ra sao?
- Từ hai bài tập trên, em hãy cho biết nội dung chính của thư (điện) chúc mừng, thư (điện) thăm hỏi và cách thức diễn đạt trong các bức thư (điện) đó.
- Nêu đặc điểm của các phép liên kết: phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng, phép thế, phép nối.
- Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế đời sống để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam
- Đọc lại mục lục các văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 và làm bảng thống kê theo mẫu dưới đây:
- Nêu cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn
- Trao đổi theo nhóm về các khái niệm sau và trình bày trước lớp: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ, số từ, quan hệ từ.
- Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?
- Tìm những câu thơ có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và trong sóng trong bài thơ Mây và sóng của Ta – go. Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
- Dựa vào các hình ảnh, bố cục của bài thơ Sang thu, viết một đoạn văn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh về sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu, trong đó có câu chứa hàm ý.