Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
3. Tìm hiểu về liên kết câu và liên kết đoạn văn
a) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
(1) Đoạn văn bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
(2) Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trinh độ sắp xếp các câu trong đoạn văn.
(3) Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp nào? (chú ý những từ ngữ in đậm).
Bài làm:
(1) Đoạn văn bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.
Chủ đề chung của văn bản là tiếng nói của văn nghệ. Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản, là một phần tạo nên chủ đề chung.
(2) Nội dung chính của mỗi câu văn trong đoạn:
- Câu (1) Vật liệu xây dựng nên tác phẩm là thực tại
- Câu (2) Người nghệ sĩ muốn gửi tâm sự mình vào tác phẩm.
- Câu (3) Mục đích của tâm sự gửi gắm trong tác phẩm.
Những nội dung của các câu đều xoay quanh chủ đề cách phản ánh đời sống của tác phẩm văn nghệ.
Các câu được sắp xếp theo trình tự triển khai chủ đề của đoạn, câu sau nối tiếp ý của câu trước.
(3) Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn trên được thể hiện bằng những biện pháp:
- Sự lặp lại các từ: tác phẩm – tác phẩm;
- Sử dụng các từ cùng trường liên tưởng: tác phẩm – nghệ sĩ, ghi lại – muốn nói – gửi vào – góp vào.
- Thay thế: những vật liệu mượn ở thực tại bằng cái đã có rồi, nghệ sĩ bằng anh;
- Dùng quan hệ từ: nhưng
Xem thêm bài viết khác
- Lập sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức về mục đích, nội dung, bố cục, hành văn, số liệu của hợp đồng.
- Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.
- Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu sau:
- Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây là thành phần gì của câu.
- Em có suy nghĩ gì khi biết rằng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được nhà thơ Thanh Hải sáng tác không bao lâu trước khi ông qua đời?
- Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học cổ gì giống nhau và khác nhau.
- Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ: Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
- Em có nhận xét về độ dài của thư ( điện) chúc mừng và và thư (điện) thăm hỏi?
- Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau theo gợi ý nêu ở dưới.
- Tác giả có thái độ như thế nào đối với con người và dân tộc mình trước yêu cầu của thời đại?
- Ghi lại vào vở định nghĩa về các thể loại văn học dân gian theo mẫu:
- Chi tiết nào trong truyện Bố của Xi – mông để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của chi tiết đó.