Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm trong những câu sau đây và chỉ ra dấu hiệu nhận biết đó là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ.
c) Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm trong những câu sau đây và chỉ ra dấu hiệu nhận biết đó là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ.
(1) Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
(Kim Lân, Làng)
(2) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
(3) Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn – xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú hơn và sâu sắc hơn.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Bài làm:
(1) Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
Phần trung tâm của cụm từ in đậm là danh từ ngày.
Dấu hiệu để nhận biết cụm danh từ là lượng từ những đứng trước danh từ ngày.
(2) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
Phần trung tâm của cụm từ in đậm là các động từ đến, chạy, ôm.
Dấu hiệu để nhận biết cụm động từ là trước nó có phó từ chỉ thời gian: đã, sẽ
(3) Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn – xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú hơn và sâu sắc hơn.
Phần trung tâm của cụm từ in đậm là các tính từ phức tạp, phong phú, sâu sắc
Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là đứng sau nó là từ hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Luyện tập về biên bản
- Em hãy nêu tên và tóm tắt nội dung cuốn sách mà em thích nhất.
- Tưởng tượng mình là nhân vật người con trong bài thơ Nói với con, hãy trình bày cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe những lời tâm sự của cha.
- Những biểu hiện nào của thiên nhiên khiến tác giả có cảm giác “Hình như thu đã về”?
- Trong những ngày cuối, Nhĩ đã khao khát điều gì khi nhìn qua khung cửa sổ? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?
- Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn để thấy được yêu cầu về bố cục của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
- Phân tích 4 câu thơ đầu trong bài thơ "Nói với con" của Y Phương Bốn câu thơ đầu có cách diễn đạt như thế nào? Những từ ngữ, hình ảnh chân phải, chân trái, một bước, hai bước… nói lên điều gì?
- Trong các loại văn bản sau đây, văn bản nào có tính chất pháp lí?
- Lập bản đồ tư duy về các kiểu văn bản trọng tâm đã học: văn bản thuyết minh, văn bản tự sự, văn ẩn nghị luận trên cơ sở các gợi ý sau:
- Trong bài viết, tác giả cho rằng: "Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất". Điều đó đúng không, vì sao?
- Tìm những chi tiết miêu tả ngôi nhà của chị Blăng – sốt, thái độ của chị đối với khách, tâm trạng của chị khi nghe con nói. Qua đó em thấy chị Blăng – sốt là người như thế nào?