Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, cho biết: Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ như thế nào

43 lượt xem

b) Diễn biến cách mạng

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, cho biết:

  • Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ như thế nào.
  • Nhân dân Pháp đã hành động như thế nào khi "Tổ quốc lâm nguy".
  • Vì sao Cách mạng Pháp phát triển theo hướng đi lên.
  • Nhận xét của em về bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền".

Bài làm:

Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ:

Mâu thuẫn xã hội cũng được phản ánh trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Những thành tựu mới của khoa học, sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã giúp những người có tư tưởng tiến bộ phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên. Do vậy, trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là trào lưu Triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới. Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.

Hành động của nhân dân Pháp khi "Tổ quốc lâm nguy":

Trước tình hình ‘Tổ quốc lâm nguy”, ngày 10 - 8 - 1792, nhân dân Pa-ri cùng quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến.

Cách mạng Pháp phát triển theo hướng đi lên vì:

  • Cách mạng Pháp có mặt trận đấu tranh tư tưởng.
  • Cách mạng Pháp với sự đấu tranh của quần chúng nhân dân đã đạt đến đỉnh cao là nền chuyên chính cách mạng Gia-cô-banh.

Nhận xét về bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền":

  • Mặt tiến bộ: Tuyên ngôn đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.
  • Mặt hạn chế: Tuyên ngôn chỉ phục vụ quyền lợi cho giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân không được hưởng quyền lợi gì.
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội