Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy: Cho biết nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

  • 1 Đánh giá

2. Tìm hiểu cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở châu Âu và hậu quả của nó

Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

  • Cho biết nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
  • Cho biết các hình 5, 6, 7 chứng tỏ điều gì. Tại sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
  • Nêu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với các nước tư bản. Theo em, hậu quả nào là nghiêm trọng nhất? Tại sao?
  • Các nước tư bản chủ nghĩa đã có những biện pháp gì để vượt qua khủng hoảng?

Bài làm:

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

  • Trong những năm 1924- 1929 các nước tư bản ổn định về chính trị và tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.
  • Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933.

Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức vì:

  • Sự bất lực của Chính phủ Đức trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế.
  • Ảnh hưởng cùa Đảng Quốc xã và Hít-le đối với giới đại tư bản Đức càng ngày càng tăng.
  • Đảng Xã hội dân chủ Đức từ chối đề nghị hợp tác với những người cộng sản để thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít.
  • Nước Đức có đặc trưng là quân phiệt, hiếu chiến. Trong lịch sử, nước Đức được thống nhất bằng cuộc cách mạng “sắt và máu”.

Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

  • Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…
  • Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
  • Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.
  • Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Hậu quả lớn nhất mà khủng hoản kinh tế thế giới 1929 – 1933 để lại cho thế giới là chủ nghĩa phát xít ra đời ở Đức – Italia – Nhật, vì:

  • Làm cho thế giới bị đảo lộn, hình thành chủ nghĩa hiếu chiến Đức – Italia – Nhật.
  • Làm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng căng thẳng.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra 1939 -1945, là cuộc chiến tranh tàn khốc và thiệt hại lớn nhất của xã hội loài người cho đến ngày nay.

Những biện pháp của các nước tư bản chủ nghĩa để vượt qua khủng hoảng:

Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới, đó là việc thiết lập chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Các nước này chủ trương phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.

  • 81 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn khoa học xã hội 8