Quan sát hình ảnh và cho biết: Các nước đế quốc sản xuất bom nhằm mục đích gì?
A. Hoạt động khởi động
Quan sát hình ảnh và cho biết:
- Các nước đế quốc sản xuất bom nhằm mục đích gì?
- Vì sao trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh, nhưng cuộc chiến tranh từ năm 1914 đến năm 1918 lại gọi là Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh này đã gây ra những thảm họa như thế nào đối với nhân loại?
Bài làm:
Các nước đế quốc sản xuất bom nhằm mục đích:
- Xâm lược các nước khác.
- Chạy đua vũ trang để chuẩn bị chiến tranh.
- Thanh toán địch thủ để tranh giành thuộc địa.
Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh, nhưng cuộc chiến tranh từ năm 1914 đến năm 1918 lại gọi là Chiến tranh thế giới thứ nhất vì:
- Là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới.
- Là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 19 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.
- Về khía cạnh chính trị – quân sự đây là lần đầu tiên thế giới biết đến một kiểu chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển mà các bên thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau, đánh vào ý chí và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc, thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương.
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:
- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.
- 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
- Chiến phí lên tới 85 tỉ đô la.
- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.
- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao khu vực Tây Nam Á có vĩ độ tương đương với nước ta nhưng khí hậu lại khô hạn và hình thành nhiều hoang mạc?
- Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên châu Á đối với sản xuất và con người.
- Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy: Trình bày khái quát diễn biến chính trong giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh.
- Theo em, nước nào thu lợi nhiều nhất do cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất mang lại. Vì sao?
- Trao đổi với người thân hoặc tìm thông tin để giải thích: Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long lại có phương châm "sống chung với lũ"
- Hãy cho biết các công trình giao thông, kiến trúc từ thời Pháp còn tồn tại ở địa phương em (nếu có). Theo em, phải làm gì để giữ gìn và phát huy các giá trị của công trình đó?
- Quan sát thông tin hình 2, hãy: Kể tên các nước thuộc ASEAN đã thay đổi như thế nào qua thời gian. Nêu những nguyên tắc hợp tác của ASEAN
- Lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành đến Pháp vào năm nào? Đến Mĩ vào năm nào?
- Đọc thông tin, hãy tìm những biểu hiện chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh. Cho biết nguyên nhân của sự phát triển đó
- Soạn bài 26: Sông ngòi Việt Nam
- Nhận xét chung về đăc trưng khí hậu và thời tiết từng mùa ở nước ta. Cho biết trong gió mùa Đông Bắc, khí hậu và thời tiết ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta có giống nhau không? Vì sao?
- Đọc bản tin thời tiết ngày 16-01-2016 ở hai khu vực sau đây, hãy chỉ ra những điểm khác biệt về thời tiết ở hai khu vực trên. Giải thích vì sao lại có sự khác biệt như vậy?