Dựa vào hình 12 và kiến thức đã học. Hãy xác định phạm vi ba miền địa lí tự nhiên và đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình và khí hậu?
Câu 2: Dựa vào hình 12 và kiến thức đã học. Hãy xác định phạm vi ba miền địa lí tự nhiên và đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình và khí hậu?
Bài làm:
Lãnh thổ nước ta được chia làm ba miền địa lí tự nhiên:
Thứ nhất, miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Giới hạn: Tả ngạn sông Hồng bao gồm vùng Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng.
- Đặc điểm địa hình:
+ Đồi núi thấp. Độ cao trung bình 600m.
+ Hướng núi vòng cung, đồng bằng mở rộng, địa hình bờ biển đa dạng.
+ Có nhiều núi đá vôi.
+ Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
+ Khoáng sản: Giàu khoáng sản như than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì, bạc, kẽm…
- Đặc điểm khí hậu:
+ Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
+ Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.
Thứ hai, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Giới hạn : Hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
- Đặc điểm địa hình:
+ Địa hình cao nhất nước với độ dốc khá lớn.
+ Hướng chủ yếu là Tây Bắc-Đông Nam với các bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi.
+ Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
+ Nhiều cồn cát, nhiều bãi biển đẹp, nhiều đầm phá.
- Đặc điểm khí hậu:
+ Gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp).
+ Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.
Thứ ba, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Giới hạn : Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
- Đặc điểm địa hình:
+ Khối núi cổ Kon Tum. Chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên, núi ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
+ Hướng núi vòng cung. Sườn đông dốc mạnh, sườn tây thoải.
+ Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thấp, bằng phẳng và mở rộng.
+ Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh, đảo thuận lợi cho phát triển hải cảng, du lịch và nghề cá.
- Đặc điểm khí hậu:
+ Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên 20độC.
+ Hai mùa mưa, khô rõ rệt.
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?
- Bài 3: Thực hành vẽ bản đồ Việt Nam
- Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực?
- Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ?
- Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây?
- Giải bài 31 địa lí 12 vấn đề phát triển thương mại, du lịch
- Tại sao lại có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng?
- Trình bày sự khác nhau về điều kiện sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đông Nam Bộ?
- Hãy cùng cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống?
- Hãy xác định trên bản đồ Công nghiệp chung (hoặc Atlat địa lí Việt Nam) 4 mỏ dầu thuộc vùng trũng Cửu Long?
- Hãy phân tích sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Hồng?
- Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước?