Em tán thành hay không tán thành với từng ý kiến dưới đây? Vì sao?
Câu 5: Em tán thành hay không tán thành với từng ý kiến dưới đây? Vì sao?
a. Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung.
b. Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ.
c. Chỉ những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.
d. Việc của ai, người nấy biết
e. Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những người khác.
Bài làm:
a. Biết hợp tác với nhau cùng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc chung.
Em đồng ý vì khi làm một công việc chung, muốn thành công cần phải sự cố gắng của các thành viên chứ không phải đơn thuần là một vài người.
b. Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ.
Em không đồng ý vì đó là lối sống ích kỉ, chỉ biết đến cái lợi của bản thân. Và nếu hành động như vậy thì chỉ có một lần và sẽ không có lần thứ hai.
c. Chỉ những người có năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác.
Em không đồng ý vì ai cũng cần phải hợp tác để làm việc. Bởi môi trường làm việc có sự liên kết với nhau, chỉ là tùy thuộc vào công việc để sự hợp tác đó nhiều hay ít mà thôi. Tuy nhiên, xét đến cùng, sự hợp tác sẽ hoàn thành công việc nhanh hơn và hiệu quả công việc tốt hơn.
d. Việc của ai, người nấy biết
Em không đồng ý vì đúng là công việc của ai người đó phải lo trước. Tuy nhiên, cũng nên cần có sự hòa nhập, giúp đỡ, chia sẻ lầ nhau thì công việc sẽ hiệu quả hơn và mọi người cũng siết lại gần nhau hơn.
e. Hợp tác trong công việc giúp mỗi người học hỏi được nhiều điều hay từ những người khác.
Em đồng ý vì mức độ hiểu biết của mỗi người một khác nhau và ở một thế mạnh khác nhau. Vì vậy, nên hòa nhập để nhận được sự giúp đỡ cũng như học hỏi nhiều hơn từ mọi người.
Xem thêm bài viết khác
- Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân
- Trong đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta
- Em hãy lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân theo các mục sau
- Bài học rút ra từ bài nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật hiện tương
- Hãy tìm hiểu và giới thiệu với các bạn trong lớp về một hoạt động của trường em, địa phương em, của nước ta hoặc quốc tế để tham gia giải quyết
- Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? Tại sao?
- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- Theo em, điểm khác biệt lớn nhất trong chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì?
- Thế nào là “thống nhất” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?
- Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào giữ vai trò quyết định? Tại sao?
- Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.