Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?
Câu 3: Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?
Bài làm:
Sự vận động là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.
Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông qua sự vận động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của các vật chất là tự thân vận động, bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ , tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.
Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của chúng.
Vận động là một thuộc tính sở hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
Xem thêm bài viết khác
- Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- Nhân phẩm và danh dự có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? Vì sao những người nghiện ma túy khó giữ được nhân phẩm và danh dự của mình?
- Gia đình là gì? Phân tích các chức năng cơ bản của gia đình
- Một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT có được coi là bước phát triển không? Tại sao?
- Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ?
- Chúng ta phải luôn luôn đổi mới phương pháp học tập. Theo em, đấy có phải là yêu cầu của phủ định biện chứng không? Tại sao?
- Thế nào là “thống nhất” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?
- Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
- Trong đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta
- Bài học rút ra từ bài nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật hiện tương
- Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc