Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan
Thế giới vật chất là vô cùng vô tận hiện tượng tồn tại dưới những dạng khác nhau. Song các sự vật hiện tượng của thế giới vật chất dù có muôn hình muôn vẻ đến thế nào đi nữa thì chúng ta đều là những sự vật, hiện tượng có thật…Cụ thể như thế nào, KhoaHoc mời các bạn đến với bài học “ thế giới vật chất tồn tại khách quan”.
A. Kiến thức trọng tâm.
I. Mở đầu bài học
II. Nội dung bài học
1. Giới tự nhiên tồn tại khách quan
Giới tự nhiên (viết tăt GTN) :Bao gồm các sự vật hiện tượng và con người
a. Các quan niệm về GTN :
- Các quan niệm duy tâm về GTN là do thần linh, thượng đế tạo ra
- Các quan niệm duy vật về GTN là cái có sẵn , tự có ,là nguyên nhân tồn tại phát triển chính nó.
- Các nhà khoa học ;Bác bỏ thần bí nghiêng cứu xem xét từng sự vật hiện tượng để tìm ra nguồn gốc của nó.
b. Khái niệm GTN: Là tất cả những gì tự có , không phải do ý thức của con người hoặc lực lượng thần bí tạo ra
- Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều có quá trình hình thành khách quan ,vận động và phát triển theo quy luật vốn có của nó.
2. Xã hội là một bộ phận đặc thù của GTN :
Nguồn gốc bắt đầu của con người là từ vượn người qua quá trình tiến hoá lâu dài.
a. Con người là sản phẩm của GTN
- Bản thân con người là sản phẩm của TGN, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên.
b. Xã hội cùng là sản phẩm của giới tự nhiên.
- Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của GTN. Cho nên xã hội là một đặc thù của giới tự nhiên.
c. Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan.
- Nhờ các giác quan, nhờ hoạt động của bộ não, nhờ quá trình lao động, con người đã nhận thức và cải tạo được thế giới khách quan.
- Nhưng con người và xã hội loài người dù có văn minh đến đâu, muốn cỉ tạo thế giới khách quan để phục vụ lợi ích cho mình, con người phải tôn trọng và tuân theo quy luật của nó. Vì con người, xã hội vẫn là một bộ phận của giới tự nhiên.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Bằng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy chứng minh một vài sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên tồn tại khách quan?
Câu 2: Em hãy giải thích quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên?
Câu 3: Theo em, việc làm nào là đúng, việc làm nào sai trong các câu sau? Vì sao?
A) Trồng cây chắn gió, cát trên bờ biển
B) Lấy hết ao, hồ để xây dựng nhà ở
C) Thả động vật hoang dã về rừng
D) Đổ hóa chất độc hại xuống hố đất sâu và lấp đi
E) Trồng rừng đầu nguồn
Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết: Con người có thể hạn chế tác hại của lũ lụt không? Bằng cách nào?
Xem thêm bài viết khác
- Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?
- Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao?
- Hãy tìm hiểu về những hoạt động của lớp, trường, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta Giáo dục công dân lớp 10
- Em tán thành hay không tán thành các ý kiến sau? Tại sao?
- Em hãy giải thích quan điểm: Con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên?
- Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?
- Trước đây, quan niệm về một gia đình có phúc là “con đàn, cháu đống”. Em thấy quan niệm này còn phù hợp trong xã hội ngày nay không? Vì sao?
- Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
- Em hiểu thế nào về: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?
- Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.
- Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ với nhau như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn? Cho ví dụ?