Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục , tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người ?
Câu 1: Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục , tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người ?
Bài làm:
Ta có thể phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục , tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người như sau:
- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không phải là duy nhất. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.
- Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được quy định bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuần theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.
- Tuân theo phong tục tập quán là tuân theo những thói quen, những trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống hàng ngày. Có những phong tục tập quán không còn phù hợp, trái với đạo đức, cần phải thay đổi, loại trừ. Có những phong tục trở thành nét đẹp và được coi là những thuần phong mỹ tục, cần duy trì và phát huy.
Xem thêm bài viết khác
- Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ?
- Biểu hiện sự phủ định biện chứng trong việc thờ cúng, lễ hội, ma chay, cưới xin ở nước ta hiện nay?
- Vận dụng quan điểm phủ định biện chứng để phân tích phản ứng trao đổi của axit Clo-hi-đric và xút sau
- Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan
- Bản thân em đã có việc làm nào gắn với học hành?....
- Một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT có được coi là bước phát triển không? Tại sao?
- Hiện nay, trong học sinh có những bạn nam và nữ chơi thân với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong hoạt động hàng ngày.
- Hãy tìm và giới thiệu về một thành quả của sự hợp tác giữa các bạn trong lớp, trong trường hoặc địa phương em với các địa phương khác.
- Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Em tán thành hay không tán thành với từng ý kiến dưới đây? Vì sao?
- Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- Hãy phân tích sự khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu giữa Triết học với các môn khoa học cụ thể, cho ví dụ