Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

  • 1 Đánh giá

Sự vận động, phát triển của các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan rất đa dạng. Cách tổ chức phổ biến nhất của chúng là sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng về chất.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Mở đầu bài học

II. Nội dung bài học.

1. Chất

  • Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
  • Ví dụ:
    • Thuộc tính của đường là ngọt
    • Thuộc tính của muối là mặn

2. Lượng

  • Lượng dùng để chỉ thuộc tính vốn có sự vật, hiện tượng, biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng ( ít, nhiều)….của sự vật, hiện tượng.
  • Ví dụ:
    • Tòa nhà có 70 tầng, cao 80m
    • Diện tích tòa nhà: 8000m2.

=> Như vậy: Mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau.

3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất

a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất

  • Trong một sự vật, hiện tượng biến đổi trước (biến đổi dần dần, từ từ (tiệm tiến)).
  • Khi sự biến đổi đạt tới một giới hạn nhất định thì làm cho chất biến đổi.
  • Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất và sự vật và hiện tượng gọi là độ.
  • Điểm giới hạn mà tại đó có sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng được gọi là điểm nút.

b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng

  • Chất biến đổi sau và biến đổi nhanh chóng.
  • Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng phù hợp. Vì vậy, khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng.

=> Kết luận: Sự biến đổi không ngừng về lượng của sự vật và hiện tượng dẫn đến sự biến đổi về chất của chúng. Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng với nó và tạo cho sự vật, hiện tượng mới một lượng khác trước.

=> Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? Tại sao?

  • Chín quá hóa nẫu
  • Có công mài sắt có ngày nên kim
  • Kiến tha lâu cũng đầy tổ
  • Đánh bùn sang ao

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trong đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta: Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. “Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô – viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỉ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (P2)


  • 294 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Giải GDCD 10