Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ?
Câu 2: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ?
Bài làm:
- Sự khách nhau giữa biến đổi về lượng và biến đổi về chất:
+ Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượn. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay vì chất mang tính ổn định tương đối. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
+ Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục, đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng, khiến chất biến đổi, tạo thành chất mới. Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
- Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083oC, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0oC đến 1083oC chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Đến điểm nút 1083oC, chất thay đổi, chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng mới tương ứng với chất mới.
Xem thêm bài viết khác
- Gia đình là gì? Phân tích các chức năng cơ bản của gia đình
- Bằng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy chứng minh một vài sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên tồn tại khách quan?
- Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào giữ vai trò quyết định? Tại sao?
- Trong đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta
- Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách sống này không? Vì sao?
- Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
- Theo em, việc làm nào là đúng, việc làm nào sai trong các câu sau? Vì sao?
- Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
- Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, em tán thành ý kiến nào sau đây? Tại sao?
- Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, em có nhận xét gì về cách sống này?
- Em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.