Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội

  • 1 Đánh giá

Khác với lịch sử phát triển của tự nhiên, lịch sử xã hội loài người được tạo nên và phát triển bởi các hoạt động có ý thức của con người...Điều này sẽ được chứng minh rõ cho các bạn trong bài học "con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội".

A. Kiến thức trọng tâm

I. Mở đầu bài học

II. Nội dung bài học

1. Con người là chủ thể của lịch sử

a. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình :

  • Con người tự tìm ra được công cụ lao động .
  • Chỉ có con người biết sử dụng công cụ lao động . Nhờ công cụ lao động mà con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật .Từ đó lịch sử loài người đựơc bắt đầu

b. Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất tinh thần cho xã hội :

  • Để tồn tại và phát triển con ngươi phải lao động SX ra của cải vật chất để nuôi sống XH.
  • SX ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người.
  • Là kết quả của quá trình LĐ và sáng tạo của con người.
  • Ví dụ: - Lương thực,thực phẩm, tư liệu sinh hoạt…
  • Đời sống LĐ của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hóa, tinh thần.
  • Con người là tác giả của các công trình văn hóa, nghệ thuật.
  • Ví dụ: Các kì quan thế giới.
  • Ở Việt Nam: Nhã nhạc cung đình Huế, Di tích Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Di tích Tràng An, Vịnh Hạ Long…

c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.

  • Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo XH, mọi cuộc CMXH đều do con người tạo ra.
  • Ví dụ: từ CXNT-> CHNL->PK->TBCN->XHCN.

2. Con người là mục tiêu sự phát triển xã hội.

a. Vì sao con người là mục tiêu phát triển xã hội.

  • Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải đảm bảo các quyền chính đáng cho mình, phải là mục tiêu phát triển của mọi tiến bộ xã hội.

b. Chủ nghĩa xã hội và sự phát triển toàn diện của con người

  • Xây dựng một xã hội công bằng,dân chủ, văn minh, bình đẳng, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân là mục tiêucao cả của CNXH nói chung,ở nước ta hiện nay nói riêng.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Em hãy cho biết: Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Hăng-ri Đuy-năng (1828 – 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô (I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác băng bó cho những người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.

Ba năm sau, ông đã viết cuốn Kỉ niệm về Xôn-phê-ri-ô để lên án chiến tranh, kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương. Ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã tán thành sáng kiến cuả Đuy-năng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời.

Hỏi:

a. Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết nhận xét của em về thông tin trên.

b. Em có thể học tập được điều gì ở Đuy-năng?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Hãy điều tra thực tế ở địa phương em về việc thực hiện một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vì mục tiêu phát triển toàn diện con người (ví dụ: Việc thực hiện chính sách định canh định cư, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với người tàn tật, cô đơn, chính sách đối với giáo dục,...).

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trong cuộc sống hàng ngày có một số người lười lao động nhưng lại thường xuyên cầu khấn thần linh phù hộ cho họ có nhiều tiền, sống sung sướng. Dựa vào kiến thức con người là chủ thể của lịch sử, em có thể nói với họ điều gì?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (P3)


  • 25 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021